Trong bài viết trước, chúng ta đã biết được cách sử dụng các đường trung bình động để giao dịch theo xu hướng bằng những cách thức đơn giản và thông dụng nhất.
(anh em nào chưa đọc có thể đọc lại tại đây: https://anhthucfx.com/duong-trung-binh-dong-moving-average/ )
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng thảo luận một cách thiết lập khác, cách vận dụng khác của EMA để chúng ta có thể linh hoạt hơn khi giao dịch theo xu hướng. Đó là:
Giao dịch với sự thất bại của EMA
Như trong bài trước ta đã biết, một xu hướng tăng (hoặc giảm) thường sẽ không chạy xuyên suốt một mạch từ đáy lên đỉnh (đỉnh xuống đáy) mà sẽ dao động có lên và có xuống, có các sóng hồi nhỏ bên trong một xu hướng lớn.
Những sóng hồi đó có thể hướng về chạm với EMA20 rồi sau đó tiếp tục tăng (giảm).
Còn hiện tại, trong bài viết này chúng ta sẽ thảo luận về việc giá hồi về và phá vỡ luôn đường EMA20 (tức là sự thất bại trong việc giữ giá đi theo xu hướng của EMA), nhưng thị trường nhanh chóng quay ngược trở lại theo xu hướng trước đó.
Đây là cách mà các tổ chức tài chính, các big boys (tay to) thường xuyên sử dụng để “đánh bẫy” các nhà đầu tư nhỏ lẻ thiếu kinh nghiệm, giao dịch – vận dụng các indicators một cách máy móc.
Đó là lý thuyết, chúng ta cũng xem ví dụ dưới đây để thấy rõ hơn:
AUDUSD H4 chart
Giá đang trong một xu hướng tăng khá đẹp.
Ở đầu xu hướng, giá đã nhiều lần chạm vào đường EMA và bật tăng sau đó, EMA20 lúc này đóng vai trò là một đường hỗ trợ giúp thị trường tiếp tục di chuyển theo xu hướng.
Tuy nhiên, đến giữa xu hướng, giá bắt đầu đóng cửa dưới EMA20 một vài cây nến (vùng màu đỏ).
Và theo nguyên tắc thông thường, khi một hỗ trợ bị phá vỡ (lúc này là EMA20) thì các traders bắt đầu nghĩ đến việc xu hướng đã kết thúc hoặc có thể đảo chiều.
Nhưng thị trường không đảo chiều sau đó mà tăng giá trở lại lên trên EMA20 và tiếp tục đi theo xu hướng tăng trước đó.
Điều này đã được lặp lại 4 lần (bao gồm 2 lần màu đỏ, giá ở dưới EMA20 vài cây nến, và 2 lần màu vàng, giá ở dưới EMA 1 cây nến và sau đó ngay lập tức tăng trở lại trên EMA).
2 đặc điểm quan trọng chúng ta cần quan sát để vận dụng giao dịch theo xu hướng
Khi EMA20 bị phá vỡ, thông thường chúng ta sẽ cùng nghĩ tới 2 tình huống: hoặc là xu hướng sẽ kết thúc và có thể đảo chiều sau đó, hoặc đó là bẫy và thị trường tiếp tục theo xu hướng cũ.
Để biết được tình huống nào cần quan sát, chúng ta cùng chú ý 2 đặc điểm sau:
1. Thời gian: Ví dụ thị trường đang trong xu hướng tăng, giá phá vỡ đường EMA20 và dành một khoảng thời gian ngắn (dưới 3-5 cây nến nhỏ) ở phía dưới EMA20 rồi sau đó bật tăng trở lại lên trên.
Lúc này, thị trường thường sẽ tiếp diễn với xu hướng cũ và thậm chí đi xa hơn.
Đối với xu hướng giảm thì ngược lại.
- Thị trường trở lại xu hướng ngay sau đó:
Sau khi phá xuống dưới đường EMA20, thị trường nhanh chóng bật lên trở lại EMA20 ngay sau cây nến đó, cho thấy một lực lượng mới muốn đẩy giá tiếp tục xu hướng tăng trước đó.
Cây nến bật tăng đó càng mạnh, cho thấy càng có nhiều dòng tiền từ các tổ chức đổ vào để xu hướng tiếp diễn, và xu hướng sẽ càng tăng mạnh.
Bạn quan sát lại đồ thị trên, ở trường hợp màu vàng thứ nhất, sau cây nến giảm đóng cửa dưới EMA20, cây nến sau đó tăng rất mạnh, lớn hơn cả cây nến giảm đã phá vỡ, và thị trường tiếp tục tăng mạnh.
Ở trường hợp màu vàng thứ 2, cây nến giảm mạnh dưới EMA20, cây nến tăng sau đó chỉ đủ để đóng cửa trên EMA20 và bằng ½ nến giảm trước, thị trường sau đó chỉ tiếp tục tăng được một đoạn nhỏ.
Thậm chí, kết thúc và đảo chiều luôn xu hướng, cho thấy dòng tiền đã không còn đẩy vào để tiếp tục xu hướng tăng.
Kết luận
Khi bạn thực hành và vận dụng thành thạo 2 trường hợp ở trên, thì bạn sẽ có những setup (thiết lập) giao dịch với rủi ro rất thấp và lợi nhuận sẽ rất lớn kể cả khi bạn không vào được lúc xu hướng mới bắt đầu, vì bạn vẫn đang giao dịch theo xu hướng và dòng tiền chính của các tổ chức tài chính, của thị trường.
Chúc bạn giao dịch thành công!!!