Trái phiếu là gì? Đặc điểm, phân loại và lưu ý khi đầu tư trái phiếu

Rate this post

Trái phiếu là gì?

trái phiếu là gì
Trái phiếu là một công cụ tài chính xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi của tổ chức phát hành (doanh nghiệp hoặc chính phủ) đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu.

Trái phiếu là một công cụ tài chính xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi của tổ chức phát hành (doanh nghiệp hoặc chính phủ) đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu.

Khi một nhà đầu tư mua trái phiếu, nghĩa là họ đang cho tổ chức phát hành vay tiền và đổi lại, tổ chức phát hành đó đồng ý trả cho nhà đầu tư các khoản lãi định kỳ và trả lại số tiền gốc của khoản vay khi trái phiếu đáo hạn.

Thu nhập của trái phiếu được gọi là lợi tức (bond yield) – là khoản tiền lãi được trả cố định thường kỳ của tổ chức phát hành cho trái chủ và không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của đơn vị phát hành.

Lợi tức thường được biểu thị bằng một con số phần trăm (%) so với mức giá thị trường hiện tại của trái phiếu.

Lợi tức trái phiếu thường được sử dụng để so sánh giá trị tương đối của các trái phiếu khác nhau hoặc để xác định lợi tức tiềm năng của khoản đầu tư trái phiếu.

Chủ thể phát hành và người sở hữu trái phiếu

Chủ thể phát hành trái phiếu có thể là Chính phủ, Chính quyền địa phương hoặc Doanh nghiệp

Người sở hữu trái phiếu hay còn gọi là trái chủ, có thể là cá nhân, Doanh nghiệp hoặc Nhà nước.

Trái phiếu thường được xem là sản phẩm chứng khoán ít rủi ro hơn so với cổ phiếu, mặc dù mức độ rủi ro có thể phải xem xét thêm các điều kiện về chủ thể phát hành và các quy định các được đề cập trong hợp đồng phát hành.

Ví dụ, Trái phiếu Chính phủ sẽ ít rủi ro hơn Trái phiếu Doanh nghiệp vì Chính phủ thường có rủi ro vỡ nợ thấp hơn Doanh nghiệp.

Trái phiếu có kỳ hạn dài hơn, hoặc được phát hành bởi các Doanh nghiệp có xếp hạng tín nhiệm thấp hơn, sẽ có rủi ro cao hơn, và lãi suất cũng cao hơn tương ứng.

Đọc thêm: Cổ phiếu là gì?

Thời hạn trái phiếu

Trái phiếu là một công cụ của thị trường vốn trung và dài hạn quan trọng cho các doanh nghiệp và nền kinh tế, qua đó hỗ trợ giảm áp lực lên kênh tín dụng ngân hàng.

Thời hạn của trái phiếu là khoảng thời gian từ ngày phát hành đến ngày người phát hành hoàn trả gốc và lãi. Trái phiếu có thời hạn khác nhau, trái phiếu trung hạn có thời gian từ 1 năm đến 5 năm. Trái phiếu dài hạn, có thời gian từ 5 năm trở lên.

Trái phiếu là chứng khoán nợ, vì vậy khi công ty bị giải thể hoặc phá sản, người nắm giữ trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước cổ đông nắm giữ cổ phiếu. Khác với người nắm giữ cổ phiếu, trái chủ (người nắm giữ trái phiếu) không có quyền tham gia vào hoạt động của công ty.

Trái phiếu không phải là sản phẩm tiền gửi tiết kiệm ngân hàng. Trái phiếu thường có độ rủi ro cao hơn các sản phẩm tiết kiệm ngân hàng và phần chênh lệch cao hơn so với lãi suất tiết kiệm chính là phần bù rủi ro mà nhà đầu tư chấp nhận khi mua trái phiếu doanh nghiệp.

Do đó, nhà đầu tư nên có trách nhiệm xem xét cẩn thận các điều khoản và tự đánh giá mức độ rủi ro trong việc đầu tư trái phiếu, và tự chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của mình.

Phân loại Trái phiếu

Có nhiều loại trái phiếu khác nhau, tùy thuộc vào từng tổ chức phát hành, kỳ hạn, lãi suất và các đặc điểm khác, được phân loại cụ thể như sau:

Mục đích phát hành Trái phiếu

Phát hành trái phiếu để sử dụng cho các mục đích khác nhau như các hoạt động tài chính của tổ chức, đầu tư vào các dự án mới, hoặc là trả nợ hiện có

Một số lý do mà các tổ chức hoặc Chính phủ lựa chọn phát hành trái phiếu như:

Điều quan trọng cần lưu ý là việc phát hành trái phiếu liên quan đến việc nhận nợ, có thể mang lại một số rủi ro và nghĩa vụ nhất định cho tổ chức phát hành. Trước khi phát hành trái phiếu, một nhà phát hành nên xem xét thận trọng khả năng tài chính của mình để thực hiện các khoản lãi và thanh toán gốc cần thiết khi đến hạn.

5 nguyên tắc phát hành trái phiếu

Việc phát hành trái phiếu được thực hiện theo 5 nguyên tắc sau:

Mệnh giá và thị giá trái phiếu là gì?

Mệnh giá trái phiếu là giá trị cố định được ghi trực tiếp trên trái phiếu.
Thị giá trái phiếu là mức giá hiện tại của trái phiếu được giao dịch trên thị trường tài chính.

Mệnh giá trái phiếu

Mệnh giá trái phiếu hay giá trị danh nghĩa của trái phiếu, là giá trị cố định được ghi trực tiếp trên trái phiếu. Giá trị này được xem là số vốn gốc, thể hiện số tiền người phát hành phải hoàn trả khi trái phiếu đến hạn.

Ví dụ, nếu một nhà đầu tư mua một trái phiếu có mệnh giá 100 triệu, thì họ sẽ nhận được 100 triệu khi trái phiếu đáo hạn.

Mệnh giá trái phiếu còn được xem là căn cứ để xác định số lợi tức tiền vay mà người phát hành phải trả cho người sở hữu.

Ví dụ, nếu một trái phiếu có mệnh giá là 100 triệu và lãi suất là 10%/năm, trái chủ sẽ nhận được khoản thanh toán lãi hàng năm là 10 triệu (10% của 100 triệu).

Hiện nay có khá nhiều loại trái phiếu tùy thuộc vào nhà phát hành là ai và đối với mỗi loại trái phiếu khác nhau thì sẽ có mệnh giá quy định khác nhau.

Thị giá trái phiếu

Thị giá trái phiếu là mức giá hiện tại của trái phiếu được giao dịch trên thị trường tài chính.

Mức giá này phản ánh cung và cầu đối với trái phiếu tại thời điểm đó, và có thể thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ tín nhiệm của tổ chức phát hành, các điều khoản và điều kiện của trái phiếu cũng như lãi suất thị trường.

Thị giá của trái phiếu rất quan trọng vì nó xác định lợi tức mà nhà đầu tư có thể mong đợi nhận được từ khoản đầu tư của họ.

Nếu nhà đầu tư mua một trái phiếu với mức giá thị trường thấp và giữ nó cho đến khi đáo hạn, thì họ có thể bán nó để kiếm lời phần chênh lệch giá nếu giá thị trường của trái phiếu đó tăng lên.

Và ngược lại, nếu nhà đầu tư đó mua một trái phiếu tại mức giá thị trường cao và giá thị trường sau đó giảm xuống, họ có thể sẽ bị lỗ cho khoản đầu tư của mình.

Đây là yếu tố quan trọng để bạn phân biệt sự khác nhau giữa thị giá và mệnh giá cổ phiếu. Mệnh giá cổ phiếu là một mức giá cố định ghi trên trái phiếu, còn thị giá là giá trị biến đổi theo từng điều kiện thị trường khác nhau.

Những rủi ro thường gặp khi đầu tư Trái phiếu

Rủi ro lãi suất

Khi lãi suất tăng, giá trị của trái phiếu hiện tại có thể giảm, vì các trái phiếu mới phát hành sẽ có lãi suất cao hơn, theo lãi suất tăng của thị trường. Dẫn đến lợi tức của trái phiếu hiện tại không đủ hấp dẫn để trái chủ hiện tại nắm giữ.

Rủi ro tín dụng

Nếu tổ chức phát hành trái phiếu không đủ khả năng thanh toán đúng hạn, trái chủ có thể không nhận được thanh toán gốc và lãi như đã cam kết

Rủi ro lạm phát

Khi lạm phát và chi phí sinh hoạt tăng nhanh hơn so với lợi tức đầu tư trái phiếu, thì sức mua của nhà đầu tư sẽ giảm và có thể thu về mức lợi suất âm, bào mòn lợi nhuận của trái chủ.

Rủi ro thanh khoản

Thanh khoản được hiểu là khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản. Nếu trái phiếu đang nắm giữ có quy mô thị trường nhỏ, không được giao dịch rộng rãi, thì trái chủ sẽ khó bán khi cần gấp trong thời gian ngắn, buộc phải bán trái phiếu với giá thấp hơn nhiều so với dự định ban đầu.

Rủi ro chính sách

Bao gồm rủi ro về việc thay đổi chính sách, luật pháp hoặc bất ổn kinh tế, chính trị ở nước nơi tổ chức phát hành đặt trụ sở có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán lãi và gốc của tổ chức phát hành.

Rủi ro tỷ giá

Xảy ra khi bạn đầu tư một trái phiếu có mệnh giá phát hành bằng ngoại tệ, những thay đổi về tăng hoặc giảm tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến giá trị của trái phiếu và lợi nhuận của nhà đầu tư.

Một số lưu ý khi mua trái phiếu

Nhà đầu tư có thể mua trái phiếu trực tiếp từ tổ chức phát hành trên thị trường sơ cấp hoặc trên thị trường thứ cấp thông qua các nhà môi giới.

Để tìm mua trái phiếu uy tín, nhà đầu tư cần cẩn trọng lựa chọn theo các tiêu chí sau:

So sánh giữa mua trái phiếu và gửi tiết kiệm

 

  Trái phiếu Gửi tiết kiệm
Ưu điểm –          Lãi suất được hưởng cố định, thường cao hơn gửi tiết kiệm

–          Lợi tức được trả định kỳ 3-6 tháng/lần hoặc mỗi năm

–          Có thể chuyển nhượng trái phiếu linh hoạt

–          Trái phiếu được xem là chứng khoán nợ nên khi đơn vị phát hành bị phá sản thì phải ưu tiên trả nợ cho những người nắm giữ trái phiếu trước.

–          tài sản đảm bảo chính là tài sản trong doanh nghiệp phát hành trái phiếu

–          Lãi suất cố định niêm yết cụ thể theo từng thời hạn gửi

–          Trả lãi một lần vào cuối kỳ

–          Có thể rút tiền linh hoạt khi cần thiết

–          Hạn chế rủi ro mất tiền do lạm phát

–          Cách thức gửi tiết kiệm đơn giản, chỉ cần mang CMND ra các quầy giao dịch của Ngân hàng. Hoặc gửi tiết kiệm online thông qua app hoặc internet Banking,…

–          Thường sẽ an toàn hơn trái phiếu do ngân hàng là định chế tài chính chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước

–          Tài sản đảm bảo là mức bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Nhà nước.

Nhược điểm Khi mua trái phiếu bạn có thể gặp phải nhiều rủi ro như: rủi ro lãi suất, rủi ro lạm phát, rủi ro đầu tư và rủi ro thanh khoản,… đã đề cập ở trên –          Mức lãi suất ổn định nhưng thấp

–          Rút trước hạn thì không được lãi suất như ban đầu

Để ra quyết định nên mua trái phiếu hay gửi tiết kiệm, bạn cần xác định rõ mục tiêu tài chính và ưu nhược điểm của mỗi loại hình.

Xem thêm: Xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân hướng tới mục tiêu ổn định về tài chính.

Thông qua những chia sẻ ở trên, anhthucfx đã giải đáp cho người đọc những băn khoăn về trái phiếu, những đặc điểm và rủi ro khi sở hữu trái phiếu, cũng như giúp bạn trả lời câu hỏi có nên mua trái phiếu hay không.

Đầu tư Trái phiếu cũng là một kênh đầu tư tốt để đa dạng hóa danh mục đầu tư và có được nguồn thu nhập ổn định tiềm năng. Tuy nhiên, các bạn cũng nên tìm hiểu thật kỹ uy tín của các tổ chức phát hành, các điều khoản đính kèm trong hợp đồng phát hành trước khi đầu tư.

Hoặc tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của cố vấn tài chính hoặc các nhà đầu tư chuyên nghiệp trước khi đầu tư để có được một danh mục tài sản an toàn và tăng trưởng bền vững hơn nhé.

Exit mobile version