Tính thanh khoản, một khái niệm trong tài chính, chỉ mức độ mà một tài sản bất kì có thể được mua hoặc bán trên thị trường mà không làm ảnh hưởng nhiều đến giá thị trường của tài sản đó.
Một tài sản có tính thanh khoản cao nếu nó có thể được bán nhanh chóng mà giá bán không giảm đáng kể, thường được đặc trưng bởi số lượng giao dịch lớn.
Ví dụ, tiền mặt là sản phẩm có tính thanh khoản cao nhất, vì nó thường có thể được “bán” (để đổi lấy hàng hóa) với giá trị gần như không thay đổi.
Tính thanh khoản trong thị trường forex là gì?
Tương tự, tính thanh khoản trong thị trường forex là khả năng mua hay bán một sản phẩm (cặp tiền) nào đó mà không gây ra sự thay đổi lớn về giá.
Đọc thêm: Forex là gì?
Bất kể khi nào bạn thấy thị trường di chuyển mạnh đó là vì thiếu thanh khoản trên thị trường, không chỉ bởi vì có nhiều người mua tham gia thị trường hơn so với người bán (hoặc ngược lại nhiều người bán hơn so với người mua).
Khi có ai đó đặt lệnh market order (lệnh thị trường) nó sẽ xóa một phần thanh khoản khỏi thị trường.
Bởi vì người đặt lệnh market order muốn lệnh giao dịch của anh ta phải đặt tại đúng mức giá đó, tại thời điểm đó trên thị trường.
Lệnh market order của anh ta do đó sẽ khớp với một người khác đang tiến hành bán cùng lúc với cùng khối lượng trên thị trường.
Nếu market order có kích cỡ lớn hơn so với pending order (lệnh chờ), việc này sẽ khiến market order chỉ được thanh khoản một phần.
Ví dụ thị trường đang có sell pending order (lệnh chờ bán) là 0.5 lot và bạn muốn vào lệnh buy ngay lập tức thì bạn chỉ có thể buy tối đa 0.5 lot, không thể cao hơn.
Để có thể thanh khoản lệnh giao dịch của bạn (ví dụ lệnh buy), thị trường sẽ phải tăng cao hơn để đi tìm các lệnh chờ sell.
Điều này có nghĩa là các pending order (cụ thể là limit order) giúp tiếp thêm thanh khoản cho thị trường.
Ngược lại, các lệnh market order rút thanh khoản khỏi thị trường và là nguyên nhân khiến thị trường di chuyển.
Chúng ta là các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ, nên khối lượng giao dịch của chúng ta không có ý nghĩa gì quá lớn tác động đến thị trường.
Nhưng đối với các tổ chức tài chính lớn, các ngân hàng, tổ chức tín dụng… thì việc thực hiện lệnh giao dịch đối với họ là cả một vấn đề.
Bởi vì lệnh giao dịch của họ có khối lượng quá lớn, những big boys phải đi tìm vùng mà họ muốn ít gây tác động nhất đến thị trường (ít thay đổi thanh khoản thị trường nhất).
Họ muốn các nhà đầu tư cá nhân là những người cấp thanh khoản cho lệnh giao dịch của họ.
Và thường thì thời điểm này sẽ được tìm thấy khi các retail trader đồng loạt dính stop loss.
Và đây cũng là lý do vì sao khái niệm quét stop loss (stop hunt, săn stop loss…) trong thị trường forex xuất hiện rất phổ biến.
Big boys muốn đẩy giá vào vùng có nhiều stop loss để chính các stop loss của đám đông retail trader cấp thanh khoản cho lệnh giao dịch của họ.
Việc này giúp họ kiếm được nhiều tiền hơn nhưng ít tốn công sức hơn.
Hiểu được khái niệm này rất quan trọng để bạn bắt đầu trade với tư duy của một big boy và có thể chiếm ưu thế khi giao dịch trên thị trường.
Khác với các thị trường truyền thống khác, thị trường forex hoạt động 24 giờ mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu.
Hơn nữa, thị trường Forex là dạng thị trường phi tập trung (OTC), chúng ta giao dịch thông qua các nhà môi giới cung cấp dịch vụ. Do đó, chỉ cần có máy tính hoặc điện thoại, kết nối với internet là có thể giao dịch ngoại hối được.
Đây chính là điểm làm cho thị trường Forex hấp dẫn các nhà đầu tư cá nhân và phát triển rộng lớn như hiện tại.
Khối lượng giao dịch Ngoại hối đã tăng gấp hơn 3 lần trong vòng 10 năm trở lại đây.
Tính đến tháng 12/2019, theo số liệu khảo sát của BIS, khối lượng giao dịch mỗi ngày của thị trường Forex xấp xỉ 6.600 tỉ USD. Trong đó đồng USD chiếm gần 88% lượng giao dịch trên toàn cầu.
Điều này cho thấy thị trường Forex là một thị trường rất tiềm năng và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Nhận xét 0