The Economist vừa có ảnh bìa số báo “The World Ahead 2024” khá thú vị, với các biểu tượng và ký hiệu liên quan đến kinh tế, kinh doanh và tài chính.
Vòng tròn ở giữa tượng trưng cho quả địa cầu và các biểu tượng xung quanh tượng trưng cho một số xu hướng chính mà The Economist kỳ vọng sẽ định hình nền kinh tế toàn cầu vào năm 2024.
- Bộ não và bánh răng (gears): Chúng thể hiện tầm quan trọng của sự đổi mới và tiến bộ công nghệ trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
- Quả địa cầu và chiếc cân: thể hiện sự liên kết của nền kinh tế toàn cầu và tầm quan trọng của thương mại và đầu tư.
- Nhà máy và ngôi nhà: Đây là những thách thức trong việc cân bằng tăng trưởng kinh tế với phúc lợi xã hội và môi trường.
- Thùng phiếu: thể hiện tầm quan trọng của dân chủ và ổn định chính trị đối với sự thịnh vượng kinh tế.
- Giếng dầu và nút chặn: thể hiện những thách thức của việc chuyển đổi sang nền kinh tế ít carbon.
- Đồng hồ cát, tổng thống Nga – Putin và tổng thống Ukraine – Volodymyr Zelensky: thể hiện cho cuộc xung đột kéo dài giữa 2 quốc gia này
Cover năm nay của The Economist cho thấy 2024 sẽ là một năm có nhiều thách thức, bất ổn và thay đổi lớn, nhưng cũng là một năm của những cơ hội. Tờ báo tin rằng năm 2024 có thể là một năm “đổi mới và tái tạo” (renewal and reinvention) nếu chúng ta có thể vượt qua những thách thức mà chúng ta phải đối mặt.
Đổi mới và tiến bộ công nghệ
Đây sẽ tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế vào năm 2024. Những tiến bộ nhanh chóng trong trí tuệ nhân tạo AI, robot, tự động hóa và các công nghệ mới nổi khác, có tiềm năng cách mạng hóa nhiều ngành công nghiệp và tạo ra những thách thức với các mô hình kinh doanh truyền thống. Đồng thời đặt ra những cơ hội mới đòi hỏi những điều chỉnh lớn về kinh tế, phát triển những mô hình kinh doanh mới và việc làm mới.
Sự trỗi dậy của các nền kinh tế mới nổi và sự suy thoái của một số nền kinh tế phát triển
Điều này có thể định hình lại mô hình thương mại và dòng đầu tư toàn cầu, tạo ra những chuyển dịch sức mạnh kinh tế mới. Tuy nhiên, những rủi ro liên quan đến căng thẳng địa chính trị, các xung đột, bất ổn khu vực và tranh chấp thương mại vẫn đang diễn ra, có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và làm suy yếu niềm tin của nhà đầu tư và cản trở tăng trưởng kinh tế.
Biến đổi khí hậu
Với các hiện tượng thời tiết cực đoan, mực nước biển dâng cao là mối đe dọa lớn đối với nền kinh tế toàn cầu. Việc chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp, giảm lượng khí thải sẽ là thách thức với toàn bộ nền kinh tế buộc phải thích ứng. Điều này đòi hỏi các nền kinh tế lớn, doanh nghiệp cần phải bằng tăng trưởng kinh tế với phúc lợi xã hội và môi trường, đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo và phát triển các công nghệ mới để giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Khoảng cách giàu nghèo vẫn đang tiếp tục gia tăng ở nhiều nước.