Nonfarm Payrolls là gì? – Hướng dẫn cách đọc cho người mới

Rate this post

Nonfarm payrolls hay Bảng lương phi nông nghiệp, là một chỉ số kinh tế quan trọng của Mỹ đo lường tổng số lao động được trả lương, không bao gồm những người trong lĩnh vực nông nghiệp của Hoa Kỳ. Dữ liệu này thường được công bố vào tối thứ 6 đầu tiên của mỗi tháng bởi Cục Thống kê Lao động Mỹ, và được các nhà đầu tư, nhà phân tích và nhà hoạch định chính sách theo dõi chặt chẽ như một chỉ báo về sức khỏe của nền kinh tế Hoa Kỳ.

Trong bài viết này này, chúng ta sẽ khám phá bảng lương phi nông nghiệp là gì, cách chúng được tính toán và chúng có thể cho chúng ta biết điều gì về tình trạng thị trường lao động của Hoa Kỳ.

Nonfarm Payrolls là gì?

nonfarm payroll

Nonfarm Payrolls (NFP), chúng ta hay gọi tắt là Nonfarm, là thước đo số lượng người có việc làm ở Hoa Kỳ nhưng không bao gồm việc làm trong ngành nông nghiệp. Đây là một chỉ số kinh tế quan trọng theo dõi sự thay đổi hàng tháng về việc làm trong nước Mỹ. Báo cáo này được Cục Thống kê Lao động (Bureau of Labor Statistics) Mỹ công bố vào thứ Sáu đầu tiên hàng tháng và được các nhà kinh tế, nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tư và giới truyền thông theo dõi chặt chẽ.

Bảng lương phi nông nghiệp khác với các bản tin việc làm khác, chẳng hạn như tỷ lệ thất nghiệp, chỉ xem xét tỷ lệ phần trăm những người đang tích cực tìm kiếm việc làm nhưng không thể tìm được việc, Nonfarm Payrolls (NFP) tính đến tất cả người lao động trong nước, bao gồm cả những người tự làm chủ, làm việc trong khu vực tư nhân hoặc được tuyển dụng bởi chính phủ Hoa Kỳ.

Bảng lương phi nông nghiệp rất quan trọng để hiểu được sức khỏe của nền kinh tế Hoa Kỳ vì việc làm là động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Khi mọi người có việc làm, họ có tiền để chi tiêu, điều này sẽ giúp các doanh nghiệp phát triển và thuê thêm nhân công. Do đó, những thay đổi trong bảng lương phi nông nghiệp có thể cho biết liệu nền kinh tế đang mở rộng hay thu hẹp, đồng thời cung cấp thông tin chi tiết về hướng hoạt động kinh tế trong tương lai.

Nonfarm Payrolls (NFP) là bản tin có tác động rất mạnh đến thị trường tài chính như Forex, Vàng và cổ phiếu Mỹ.

Đọc thêm: Giao dịch Forex là gì? 

Nonfarm Payrolls được tính như thế nào?

Bảng lương phi nông nghiệp được Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ tính toán bằng cách thu thập dữ liệu từ các doanh nghiệp và tổ chức trên toàn quốc để đưa ra báo cáo hàng tháng về xu hướng việc làm. Báo cáo bao gồm dữ liệu về số người làm việc trong các ngành phi nông nghiệp, loại trừ nông nghiệp, hộ gia đình tư nhân và các tổ chức phi lợi nhuận.

Để tính bảng lương phi nông nghiệp, Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ sử dụng một bảng khảo sát được gọi là “the Establishment Survey”, gửi về các doanh nghiệp và tổ chức để thu thập dữ liệu về số người trong bảng lương của công ty. Bảng khảo sát bao gồm khoảng 140.000 doanh nghiệp và tổ chức khác nhau, được chọn để đại diện cho toàn bộ nền kinh tế Hoa Kỳ. Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ cũng sử dụng bảng Khảo sát Dân số Hiện tại (the Current Population Survey) để ước tính tỷ lệ thất nghiệp, dựa trên khảo sát các hộ gia đình. 

Báo cáo Nonfarm Payrolls bao gồm ba thành phần chính: 

Những báo cáo này cung cấp một cái nhìn chi tiết về sức khỏe của thị trường lao động Mỹ và giúp các nhà kinh tế và hoạch định chính sách của quốc gia này đưa ra các quyết định sáng suốt về điều hành nền kinh tế.

Tại sao Bản tin Nonfarm lại quan trọng?

Báo cáo bảng lương phi nông nghiệp cung cấp thông tin chi tiết quan trọng về thị trường lao động Hoa Kỳ, bao gồm các xu hướng tuyển dụng, tăng trưởng việc làm trong ngành.

Việc làm là xương sống của tăng trưởng kinh tế. Sự gia tăng của bảng lương phi nông nghiệp thường được coi là một dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế.

Nhìn chung, việc làm tăng lên đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp đang phát triển và tuyển dụng thêm lao động, mở rộng kinh doanh. Những người mới đi làm sẽ có tiền để chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ, điều này tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tỷ lệ thất nghiệp ở một quốc gia mà tăng lên sẽ ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó. Một báo cáo phi nông nghiệp giảm có thể là một nguyên nhân gây lo ngại, vì nó có thể cho thấy thị trường lao động đang suy yếu và tăng trưởng kinh tế chậm lại.

Số liệu việc làm cũng có thể có tác động đến lãi suất.

Khi người lao động có việc, họ sẽ có thu nhập. Có thu nhập dẫn đến việc tăng chi tiêu. Tăng chi tiêu sẽ dẫn đến lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế cao hơn, lúc này nền kinh tế sẽ hoạt động tốt hơn, từ đó khiến giá trị đồng tiền quốc gia sẽ tăng giá. Các ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất với mục đích cân bằng lạm phát với tăng trưởng, để tránh nền kinh tế tăng trưởng nóng.

Mối tương quan giữa Số lượng việc làm và Lãi suất, cũng như các yếu tố khác, là một chỉ báo quan trọng cần xem xét đối với các nhà đầu tư trên thị trường tài chính.

Cách duy nhất để theo dõi những thông tin này là qua bản tin Nonfarm Payrolls.

Nonfarm được công bố khi nào?

Báo cáo này thường được công bố vào thứ Sáu của tuần đầu tiên của tháng mới, vào lúc 19h30 (giờ mùa hè) hoặc 20h30 (giờ mùa đông) theo giờ Việt Nam.

Sở dĩ có giờ mùa hè và giờ mùa đông là do tại Mỹ và nhiều nước châu Âu nằm lệch nhiều về bán cầu Bắc. Do vậy thời gian giữa ban ngày và ban đêm bị chênh nhau nhiều theo mùa.

Bạn sẽ biết thời điểm thay đổi giờ theo mùa hàng năm khi các quốc gia đó công bố ngày đổi giờ của họ.

Điều này cũng quan trọng với các nhà giao dịch Ngoại hối, nó liên quan đến giờ đóng cửa, mở cửa thị trường. Thông thường, các nhà môi giới – các sàn giao dịch sẽ thông báo cho bạn khi có sự thay đổi giờ này.

Đọc thêm: Sàn giao dịch Forex là gì? –  7 tiêu chí quan trọng nhất để lựa chọn một broker uy tín

Xem tin Nonfarm ở đâu?

Với tầm quan trọng của bản tin Nonfarm thì hầu hết các website cung cấp lịch kinh tế đều có thông tin liên quan đến Bảng lương phi Nông nghiệp này. 

Anhthucfx thường theo dõi trên ForexFactory.com.

Như bạn thấy ở hình dưới, bộ ba tin tức quan trọng nhất của thị trường được công bố vào thứ Sáu ngày 03/09, tuần đầu tiên của tháng. 

Cách đọc dữ liệu bản tin Nonfarm

Nonfarm Payrolls bao gồm ba thành phần chính là: 

Và chúng ta cần phải đọc, hiểu và liên kết cả ba thành phần này.

Nonfarm Employment Change – tỷ lệ tham gia lực lượng lao động

Đây là tỷ lệ phần trăm tổng số người trong độ tuổi lao động đang làm việc hoặc đang tìm việc. Tại Hoa Kỳ, độ tuổi từ 18 đến 65 tuổi được xem là trong độ tuổi lao động.

Khi tỷ lệ công dân đến độ tuổi lao động tăng (đạt 18 tuổi) và họ bắt đầu tìm kiếm việc làm, thì sẽ làm cho tỷ lệ thất nghiệp tăng. Nhưng điều này không có nghĩa là xấu cho nền kinh tế. Bởi vì đây là trường hợp mà tỷ lệ thất nghiệp tăng nhưng tổng lực lượng lao động cũng tăng, là dấu hiệu tích cực của thị trường lao động. Chỉ khi nào lực lượng tham gia lao động suy giảm mà tỷ lệ thất nghiệp tăng thì đó mới là một tín hiệu xấu của nền kinh tế.

Một báo cáo tốt với số lượng việc làm mới được thêm vào cao có thể cho thấy thị trường lao động lành mạnh và nền kinh tế đang phát triển, trong khi một báo cáo yếu với số lượng việc làm mới được thêm vào thấp có thể cho thấy điều ngược lại.

Một yếu tố khác cần xem xét là các loại công việc được thêm vào hoặc bị mất đi. Ví dụ: nếu báo cáo cho thấy việc tuyển dụng gia tăng đáng kể trong một ngành cụ thể, thì đây có thể là dấu hiệu của sự tăng trưởng và cơ hội việc làm trong chính ngành đó. Ngược lại, nếu một ngành cụ thể gặp phải tình trạng tuyển dụng giảm mạnh, điều đó có thể cho thấy sự thay đổi trong nền kinh tế hoặc những thách thức tiềm ẩn trong ngành đó.

Unemployment rate – tỷ lệ thất nghiệp

Như tên gọi của nó, đây là chỉ báo thống kê tỷ lệ người lao động chưa có việc làm nhưng vẫn đang tích cực tìm kiếm công việc mới trong tháng trước. Khi dữ liệu này liên tục tăng, đó coi như là một dấu hiệu sớm của sự suy thoái kinh tế.

Bức tranh tổng thể về tỷ lệ thất nghiệp cần được xem xét bao gồm:

Tỷ lệ thất nghiệp này càng thấp càng tốt, nhưng thấp quá cũng không phải là hay. Bởi nếu ít người thất nghiệp, thì khi một doanh nghiệp nào đó cần mở rộng quy mô, tuyển thêm nhân công thì sẽ gặp khó khăn, không có người để tuyển. Lúc này Doanh nghiệp sẽ phải trả nhiều tiền hơn để tuyển được nhân lực. Về dài hạn, sẽ kéo theo lạm phát của quốc gia tăng cao. 

Thông thường, FED – Cục dự trữ Liên bang Mỹ sẽ chú ý và cân nhắc điều chỉnh chính sách kinh tế khi con số tỷ lệ thất nghiệp dưới 5%.

Average hourly earnings – thu nhập bình quân theo giờ

Đây là chỉ báo thống kê về tiền lương người lao động nhận được theo mỗi giờ làm việc. Nhà đầu tư theo dõi chỉ báo này để quan sát về lạm phát chi phí nhân công. 

Nếu thu nhập của người lao động tăng lên và số giờ làm việc ổn định, đó có thể là dấu hiệu của một thị trường việc làm mạnh mẽ và nó sẽ tốt cho chi tiêu trong tương lai của nền kinh tế. Vì tiền lương từ việc làm là nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình.

Nếu tiền lương thấp, sẽ không đủ chi trả chi phí sinh hoạt, mọi người sẽ có xu hướng thắt chặt chi tiêu, từ đó có thể sẽ làm giảm tỷ lệ lạm phát. Ngược lại, khi mức lương cao và liên tục tăng, người lao động sẽ thoải mái chi tiêu hơn, từ đó có khả năng tỷ lệ lạm phát sẽ tăng lên.

Vậy chúng ta sẽ đọc bản tin Nonfarm này như thế nào?

Nguồn: ForexFactory

Như bạn thấy ở hình trên, các yếu tố quan trọng đều đã được website đưa ra trước để các bạn dễ dàng quan sát nhanh. Bao gồm: 

Mức chênh lệch giữa 3 chỉ số này sẽ tác động lớn đến tâm lý nhà đầu tư khiến cho thị trường biến động mạnh. Khi dữ liệu Nonfarm được công bố chênh lệch càng cao so với dữ liệu được dự đoán, thị trường biến động càng mạnh.

Ví dụ như ở tháng 09/2021 mới vừa rồi. Tỷ lệ việc làm theo dự đoán vẫn cao, hơn 720 ngàn việc làm, và con số tháng trước là hơn 1 triệu việc làm được tạo ra. Nhưng khi bảng lương phi nông nghiệp  chính thức công bố chỉ vỏn vẹn 235 ngàn, khiến cho tâm lý nhà đầu tư nghi ngờ về sức khỏe nền kinh tế Mỹ. 

Hơn nữa, tỷ lệ thất nghiệp chỉ giảm nhẹ từ 5.4% tháng trước xuống 5.2% tháng này, nhưng tiền lương lại tăng mạnh lên 0.6% trong khi dự báo chỉ tăng 0.3%, cho thấy các dấu hiệu lạm phát gia tăng trong nền kinh tế Mỹ hiện tại.

Điều này khiến cho đồng USD sụt giảm mạnh trong hôm thứ Sáu, ngày 03/09, thị trường chứng khoán Mỹ cũng giảm mạnh khi ra tin và Vàng tăng giá.

Nếu con số chính thức của NFP được công bố sát với các con số dự báo trước đó, thì thị trường sẽ “êm ả”, không có nhiều biến động khi ra tin. Vì đa phần chúng đã được dự báo và tâm lý nhà đầu tư đã được phản ánh vào giá trước đó.

Ngoài ra còn một số cột như:

Cách giao dịch với bản tin Nonfarm

Vì đây là bản tin quan trọng của thị trường, được nhiều nhà đầu tư quan tâm để ý nên cũng có nhiều chiến lược giao dịch xung quanh bản tin này. Nhưng chung lại, sẽ có 2 lựa chọn sau: 

Một là đứng ngoài thị trường

Tại sao lại là đứng ngoài? 

“Sometimes, the best trade is no trade”. Đây là một câu nói khá hay trên thị trường tài chính. Có những lúc, bạn nên đứng ngoài thị trường khi mọi thứ vượt quá sự kiểm soát của bạn. 

Quay trở lại với bản tin Nonfarm, như mình đã phân tích ở trên, thị trường luôn biến động mạnh mỗi khi có tin ra. Hơn nữa, mỗi bản tin lại có nhiều thông tin nhỏ, mỗi thông tin có thể phân tích theo cách này hoặc cách khác. Đây cũng chính là lý do thị trường thường chạy 2 chiều lên giựt lên giựt xuống khi thời điểm ra tin, đặc biệt là thị trường Forex.

Những lúc thị trường biến động mạnh lại là những lúc thanh khoản thấp, spread dãn rộng ra. 

Điều này không chỉ làm tăng rủi ro cho giao dịch, mà còn tăng chi phí giao dịch của bạn. 

Những nhà đầu tư ngắn hạn, lướt sóng thường là những người nhận thấy những rủi ro này nhiều nhất. 

Do đó, đứng ngoài thị trường lúc này là một lựa chọn không tồi. 

Hai là tham gia “cuộc chơi” 

Tại sao lại dùng từ “cuộc chơi”? 

Vì lúc này, phân tích kỹ thuật, đặc biệt trong ngắn hạn thường không mang lại hiệu quả cao. Các yếu tố về cơ bản sẽ tác động phần lớn ở thời điểm ra tin. 

Hơn nữa, như đã nói ở trên, thị trường thường sẽ quét 2 đầu do thanh khoản thấp và spread dãn nở, đặt stoploss thấp quá thì bị quét, mà rộng quá thì lợi nhuận tiềm năng bị giảm đi. 

Đọc thêm: Tính thanh khoản là gì? 

Vậy có một mẹo để tham gia “cuộc chơi” như thế này, cũng là cách mình đang áp dụng, các bạn có thể tham khảo, và demo trước khi áp dụng vào thực tế nhé.

Trước khi thời điểm Nonfarm công bố, bạn hãy dành thời gian đọc trước tin tức liên quan, quan sát, phân tích các con số được dự báo. 

Sau đó, phân tích và chuẩn bị trước các kịch bản lên và xuống của giá. 

Nếu kỳ vọng tăng giá, thì bạn vẽ sẵn các vùng hỗ trợ ở đâu để vào lệnh 

Tương tự, nếu kỳ vọng giảm giá, bạn vẽ sẵn các vùng kháng cự. 

Khi tin ra, nếu như đúng kịch bản bạn chuẩn bị sẵn thì mới vào lệnh. 

Ngược lại, nếu không đúng kịch bản, bạn đứng ngoài cuộc chơi như phương án 1. 

Và nên nhớ, luôn cài đặt stoploss cũng như quản lý vốn chặt chẽ khi tham gia cuộc chơi nhé. 

Với các bạn trader mới bắt đầu giao dịch, thì mình cũng khuyên không nên giao dịch những thời điểm có tin tức mạnh như thế này. Hãy tập giao dịch ở những điều kiện thị trường ít rủi ro nhất trước, rồi khi bắt nhịp được với thị trường, với sản phẩm, hãy giao dịch rủi ro sau. 

Chúc các bạn giao dịch thành công.

Exit mobile version