Đây là bài viết nằm trong chuỗi bài nhận định thị trường hàng hóa phái sinh định kỳ hàng tuần của blog.
Nội dung bài viết bao gồm tổng quan lại các sự kiện chính của thị trường trong tuần qua.
Và phần sau là các phân tích, nhận định, một số cơ hội có thể giao dịch trong tuần tới.
Nội dung bài viết
Tổng quan Thị trường Hàng hóa phái sinh tuần qua 09-13/08/2021
Tin tức Vĩ mô
- CPI tháng 07 của Mỹ tăng 0.5% so với tháng 06, tăng 5.4% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, mức tăng này có phần chậm hơn so với 0.9% của tháng 06.
- PPI tháng 07 của Mỹ tăng 1% so với tháng 6, tăng 7.8% so với cùng kỳ năm trước.
- Tình trạng thiếu nguyên liệu, nguồn cung bị hạn chế và nhu cầu tăng cao là những yếu tố gây áp lực tăng giá hàng hóa.
- Trung Quốc hiện phải đối mặt với những rủi ro mới khi chính phủ đang chiến đấu để ngăn chặn sự bùng phát dịch trở lại do biến thể Delta Covid-19.
- Thượng viện Mỹ ngày 10/08 vừa thông qua dự luật chi cho cơ sở hạ tầng gói 1000 tỷ USD, tập trung vào phát triển đường, cầu, sân bay và đường thủy.
Tin tức Nông sản
Báo cáo Tiến độ và Chất lượng mùa vụ của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 08/08
Báo cáo WASDE – Ước tính Cung – Cầu Nông sản Thế giới tháng 08
Thức đã có một bài viết chi tiết, tóm tắt toàn bộ nội dung quan trọng trong bản Báo Cáo WASDE mới được công bố ngày 12/08 của USDA. Các bạn tham khảo thêm tại đây.
Dưới đây là một số bảng báo cáo tóm tắt sơ lược về nội dung của bản Báo cáo.
Các tin tức nông sản đáng chú ý khác trong tuần:
- Theo số liệu chính thức, xuất khẩu lúa mì của Nga trong tuần tính đến ngày 05/08 đạt 1.1 triệu tấn, tăng 5.7% so với tuần trước đó, đưa xuất khẩu lúa mì từ đầu niên vụ 2021/22 lên 2.8 triệu tấn.
- Xuất khẩu lúa mạch trong tuần đạt 100,900 tấn, đưa xuất khẩu lũy kế lên 512,400 tấn.
- Xuất khẩu ngô giảm nhẹ 13,900 tấn, xuất khẩu lũy kế từ đầu niên vụ đạt 154,200 tấn.
- Theo Báo cáo Giao hàng Xuất khẩu nông sản tính đến ngày 05/08 của Bộ Nông nghiệp Mỹ USDA, các sản lượng giao được lần lượt là: Ngô: 667,220 tấn, Đậu tương: 114,253 tấn, Lúa mì: 605,793 tấn.
- Theo Hiệp hội Công nghiệp dầu thực vật Brazil (Abiove), sản lượng ép đậu tương của nước này trong tháng 06/2021 đạt 3.7 triệu tấn, tăng 2.3% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế từ đầu năm đến nay, Brazil đã chế biến được 19.56 triệu tấn đậu tương. Abiove duy trì dự báo sản lượng ép đậu tương của Brazil ở mức 46.5 triệu tấn trong năm 2021.
- Theo số liệu từ Trung tâm Thông tin Ngũ cốc và Dầu Trung Quốc (CNGOIC), tồn kho khô đậu của Trung Quốc giảm xuống 910,000 tấn trong tuần 09/08, thấp hơn mức trung bình 3 năm ở mức 1.02 triệu tấn.
- Tồn kho đậu tương tăng 340,000 tấn lên 6.97 triệu tấn do đậu tương nhập khẩu nhiều hơn lượng đậu tương được chế biến.
- Sản lượng ép đậu tương của Trung Quốc trong tuần tăng lên 1.78 tấn trong tuần vừa rồi, tăng nhẹ 60,000 tấn.
- Tồn kho dầu đậu tương của nước này ổn định ở mức 910,00 tấn, giảm nhẹ 20,000 tấn so với tuần trước.
Tin tức Năng lượng
- Theo báo cáo Triển vọng năng lượng ngắn hạn tháng 08 của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), nhu cầu nhiên liệu của thế giới trong tháng 07 đạt 98.8 triệu thùng/ngày, tăng 6 triệu thùng/ngày so với tháng 07/2020 nhưng thấp hơn 3.4 triệu thùng/ngày so với tháng 07/2019, thời điểm trước Covid.
- Trong cả năm 2021, EIA dự báo nhu cầu nhiên liệu toàn cầu trung bình đạt 97.6 triệu thùng/ngày, tăng 5.3 triệu thùng/ngày so với năm 2020. Nhu cầu nhiên liệu trong năm 2022 được dự báo sẽ tăng 3.6 triệu thùng/ngày lên trung bình 101.2 triệu thùng/ngày
- Nhu cầu xăng của Mỹ được báo cáo đạt trung bình 8.6 triệu thùng/ngày trong nửa đầu năm 2021, tăng từ mức 8.3 triệu thùng/ngày trong nửa cuối năm 2020 nhưng vẫn thấp hơn so với mức 9.3 triệu thùng/ngày trong quý 2, 2019.
- Cơ quan EIA cũng dự báo sản lượng khai thác của OPEC sẽ đạt trung bình 26.5 triệu thùng/ngày trong năm 2021, tăng so với mức 25.6 triệu thùng/ngày trong năm 2020 và sẽ tiếp tục tăng lên 28.7 triệu thùng/ngày trong năm 2022.
- Báo cáo Thống kê dầu khí của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho tuần kết thúc ngày 06/08/2021:
– Tồn kho Dầu thô thương mại giảm 0.448 triệu thùng xuống còn 438.777 triệu thùng.
– Tồn kho Xăng giảm 1.401 triệu thùng xuống còn 227.469 triệu thùng.
– Tồn kho Nhiên liệu chưng cất tăng 1.767 triệu thùng lên mức 140.511 triệu thùng.
Tin tức Kim loại và Nguyên liệu Công nghiệp
- Cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch Solutions của Mỹ nhận định đà tăng giá quặng sắt bắt đầu có dấu hiệu suy yếu và xu hướng này có thể tiếp tục diễn ra trong những tháng tới. Cơ quan này dự báo giá quặng sắt có thể giảm xuống 170 USD/tấn vào cuối năm nay, 130 USD/tấn vào năm 2022, và xuống 100 USD/tấn năm 2023.
- Giá đường tiếp tục lên mức cao mới hơn 4 năm sau thông tin vụ mía ở Brazil bị thiệt hại nặng vì những đợt sương giá khắc nghiệt bất thường trong tháng 06 và 07.
- Tập đoàn Unica cho biết, sản lượng đường ở khu vực trung nam Brazil giảm 11% trong nửa cuối tháng 7, xuống còn 3 triệu tấn. Sản lượng mía trên mỗi hecta giảm 17.9% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 7. Sản lượng mía nghiền cũng giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 46.69 triệu tấn. Brazil là quốc gia cung cấp khoảng 40% sản lượng đường thế giới. Điều này có thể khiến nguồn cung toàn cầu bị hạn chế hơn và giá đường còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.
- Ngày 12/08, công nhân tại nhiều mỏ đồng ở Chile đình công, gây ảnh hưởng đến sản xuất đồng tại quốc gia này. Chile là quốc gia sản xuất đồng lớn nhất thế giới với 5.7 triệu tấn vào năm 2020. Đồng cũng là một trong số ít các mặt hàng giữ được đà tăng đều từ đầu năm đến nay do nhu cầu sản xuất thế giới phục hồi.
- Cà phê Arabica vẫn duy trì ở mức cao do lo ngại sản lượng tại Brazil bị thiếu hụt vì ảnh hưởng của sương giá và hạn hán trước đó. Cà phê robusta áp lực tăng có phần yếu hơn khi đa phần sản lượng loại này tại Brazil đã được thu hoạch trước khi sương giá xảy ra, và nếu có thì tác động cũng không đáng kể
Nhận định thị trường hàng hóa phái sinh tuần tới 16-20/08/2021
Lịch sự kiện
Nhận định ĐẬU TƯƠNG kỳ hạn tháng 09 (ZSEU21)
- Chúng ta quan sát trên khung H8 (480 phút) để thấy tổng thể Đậu tương kỳ hạn tháng 09 vẫn đang bị nén trong một tam giác lớn, với trendline kháng cự ở trên xuất phát từ đỉnh của tháng 06 và trendline hỗ trợ phía dưới xuất phát từ đáy hình thành ngày 18/06.
- Báo cáo Cung cầu Nông sản tuần vừa rồi khả năng đánh dấu sự thay đổi xu hướng sắp tới cho Đậu tương. Với lực tăng bắt đầu xuất hiện ở những phiên cuối tuần sau bản báo cáo.
- Quan sát động lượng RSI, chúng ta thấy lực Mua đã mạnh hơn rất nhiều. Phá vỡ được trendline giảm của RSI từ đầu tháng 07 và duy trì tích cực cả trong và sau dao động mạnh từ Báo cáo Cung Cầu.
- Vùng kháng cự hợp lưu với trendline trên của mô hình tam giác tại 1375 – 1385 nhiều khả năng sẽ bị phá vỡ trong tuần tới, theo áp lực tăng giá hiện tại.
- Do đó chúng ta sẽ ưu tiên Mua khi giá có sự điều chỉnh đầu tuần quanh vùng 1350-1360.
- Mục tiêu giá sẽ tiếp cận lại vùng đỉnh cũ 1425/35 của tháng 07.
Nhận định NGÔ kỳ hạn tháng 09 (ZCEU21)
- Giá Ngô kỳ hạn tháng 09 tuần vừa rồi kết thúc khá tích cực cho phe MUA.
- Lực tăng tương đối mạnh kể từ sau báo cáo Cung cầu quan trọng ngày 12/08.
- Phe Mua cố gắng phá vỡ mô hình tam giác với trendline kháng cự từ đỉnh ngày 10/06 và vùng giá đi ngang trong suốt tháng 07. Tuy nhiên không thành sau đó, và giảm điều chỉnh trở lại ở những phiên cuối tuần.
- Động lượng RSI cho thấy ủng hộ phe MUA rõ ràng khi đã bức phá và duy trì tích cực trên trendline của RSI.
- Kháng cự động EMA200 trước đó của khung H8 cũng bị phá vỡ, bây giờ trở thành hỗ trợ cho giá và vùng này mạnh mẽ hơn nữa khi hợp lưu với vùng hỗ trợ quanh 560.
- Do đó, chúng ta sẽ ưu tiên MUA Ngô trong tuần tới, quanh vùng 560/65.
- Với mục tiêu dài hạn về lại vùng đỉnh cũ đầu tháng 07, quanh mức giá 600 cent/giạ.
Nhận định LÚA MÌ kỳ hạn tháng 09 (ZWAU21)
- Lúa mì là sản phẩm nông sản giữ được đà tăng tích cực nhất trong suốt hơn một tháng qua, kể từ báo cáo Cung Cầu hồi tháng 07.
- Lực tăng vẫn rất mạnh mẽ với các cây nến ngày có thân lớn, dày đặc. Và thậm chí giá có lúc còn vượt qua cả đỉnh cũ cuối tháng 04, tạo mức cao mới tại 774.5 cent/giạ.
- Chúng ta quan sát RSI thấy phe MUA có phần dè chừng hơn tại vùng đỉnh cũ này khi xuất hiện các tín hiệu quá bán. Tuy nhiên đây không phải là dấu hiệu phân kỳ để phe Bán có thể mạnh dạn vào thị trường, khi giá chạm đỉnh nhưng RSI mới ở mức 70 và còn khả năng tiếp tục tăng nữa.
- EMA20 tăng dốc mạnh mẽ cho thấy lực MUA trong ngắn hạn vẫn là rất lớn ở hiện tại.
- Do đó, chúng ta chỉ ưu tiên MUA trong tuần tới khi giá có những nhịp điều chỉnh đâu đó quanh vùng 740 và kỳ vọng giá sẽ tiếp tục tạo những đỉnh cao hơn.
- Mục tiêu trong tuần tới của Lúa mì có thể là vùng giá quanh 800 cent/giạ, mức đỉnh cũ từ tháng 01/2013.
Nhận định CÀ PHÊ ROBUSTA kỳ hạn tháng 11 (LRCX21)
- Phe MUA đã quay trở lại trong tuần vừa rồi đối với Cà phê Robusta sau 2 tuần giảm điểm liên tiếp trước đó.
- Cấu trúc tăng giá trong ngắn hạn cũng bắt đầu hình thành với đỉnh – đáy cao dần.
- MA100 trên khung H4 đang hợp lưu với trendline tăng từ ngày 22/06 nối với đáy gần nhất tạo thành vùng hỗ trợ tương đối mạnh trong tuần tới cho Robusta.
- Các vấn đề về vận chuyển khiến chi phí tăng cao và nhu cầu tiêu thụ cũng cao ở nhiều nơi vẫn là yếu tố hỗ trợ cho Cà phê trong ngắn hạn.
- Do đó, chúng ta vẫn ưu tiên MUA trong tuần tới khi nhịp điều chỉnh hiện tại trở về vùng 1780-1800.
- Mục tiêu trong tuần tới của Cà phê có thể là vùng giá quanh 1900, xa hơn là đỉnh cũ cuối tháng 7 quanh 1965-1990.
*** Mọi thông tin, nhận định trong bài viết này đều mang tính chất tham khảo, không phải khuyến nghị đầu tư.
Tin tức và nhận định thị trường hàng hóa phái sinh sẽ được cập nhật hàng ngày và tổng hợp vào mỗi cuối tuần trên website, tại đây, để mọi người cùng tham khảo.
Chúc mọi người tuần mới tràn đầy năng lượng và giao dịch hiệu quả!