Nội dung bài viết
Vĩ mô quốc tế
Thị trường vẫn đang chịu áp lực lớn trong ngắn hạn từ đà tăng lãi suất điều hành của FED. Lạm phát T1/23 tại Mỹ cao hơn dự báo cũng như xác suất xảy ra suy thoái thấp đi, qua đó FED có thể nâng lãi suất điều hành cao hơn so với kỳ vọng trước đó của thị trường. Điều này có thể gây áp lực lên tỷ giá hối đoái Việt Nam và qua đó ảnh hưởng tới dòng vốn của nhà đầu tư nước ngoài chảy vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thị trường đang ngóng chờ các thông tin liên quan tác động đến cuộc họp chính sách của FED vào rạng sáng ngày 23/3 (theo giờ Việt Nam). Dữ liệu từ CME Group cho thấy xác suất FED tăng lãi suất 0.5% trong kỳ họp sắp tới đang ngày càng cao hơn. Và nhiều khả năng FED sẽ không cắt giảm lãi suất điều hành cho đến Q1/24 khi mục tiêu lạm phát 2% vẫn còn khá xa.
Vĩ mô trong nước
Đối với vĩ mô trong nước, NHNN gần đây tích cực hỗ trợ thanh khoản thị trường thông qua các kênh thị trường mở, mua dự trữ ngoại hối, nhưng nhu cầu tín dụng chậm lại trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế giảm tốc và thị trường bất động sản ảm đạm.
Trong bối cảnh dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sụt giảm những tháng đầu năm 2023 này, thì điều tích cực là Chính phủ đang đẩy mạnh đầu tư công ngay từ đầu năm với mục tiêu hoàn thành ít nhất 95% kế hoạch giải ngân năm 2023 do Quốc hội giao là 711.684 tỷ đồng, tăng khoảng 25% so với số giải ngân thực tế của năm 2022, nhằm bơm thêm tiền vào nền kinh tế.
Nhiều ngân hàng đã có động thái giảm lãi suất huy động, và gần đây công bố một loạt chương trình ưu đãi lãi suất cho vay nhắm tới khách hàng vay vốn ngắn hạn với mục đích sản xuất kinh doanh và khách hàng SME, cùng gói tín dụng trị giá 120.000 tỷ đồng cho lĩnh vực nhà ở xã hội.
Khi thị trường chứng khoán vẫn chưa phải là kênh đầu tư hấp dẫn, tiền gửi ngân hàng vẫn đang là lựa chọn ưa tiên, đặc biệt là đối với nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro thấp và có nhu cầu thường xuyên / ngắn hạn về dòng tiền, thì những yếu tố trên có thể là tích cực hỗ trợ tâm lý thị trường trong lúc này, khi lãi suất trong nước có dấu hiệu điều chỉnh giảm.
Thanh khoản thị trường tiếp tục giảm
Giá trị giao dịch bình quân trên ba sàn giảm 2,2% so với tháng trước (-57,0% svck) xuống còn 11.857 tỷ đồng (HOSE: 10.362 tỷ đồng/phiên, -2,8% sv tháng trước; HNX: 1.066 tỷ đồng/phiên, +6,3% sv tháng trước; UPCOM: 429 tỷ đồng/phiên, -7,2% sv tháng trước).
Khối ngoại bán ròng 11,2 triệu USD trên tổng cả 3 sàn trong tháng 2, sau 3 tháng mua ròng liên tục trước đó, với con số lũy kế giải ngân ròng hơn 1 tỷ USD.
Số lượng tài khoản chứng khoán mở mới giàm còn 35.813 tài khoản trong T1/23 (-63,7% sv tháng trước), mức thấp nhất trong vòng 2 năm qua. Tuy vậy, đây vẫn là mức cao hơn trung bình của năm 2020 (32.757 tài khoản) – thời điểm bắt đầu của chu kỳ tăng.
Phân tích kỹ thuật – VNINDEX
Trên khung thời gian Daily, Price Action context đang trong giai đoạn tích lũy sau khi có dấu hiệu bức phá khỏi kênh giá giảm dài hạn xuất phát từ vùng đỉnh 153x của thị trường hồi tháng 03/22, và hiện tại giá đang duy trì phía trên của kênh giá giảm này.
Vùng giá tích lũy đang trong phạm vi vùng hỗ trợ quanh 1000 và vùng kháng cự phía trên quanh 1.100 điểm. Nếu không có yếu tố tiêu cực bất ngờ nào xảy ra với thị trường (như rủi ro vỡ nợ trái phiếu Bất động sản, FED tăng lãi suất 0.5% trong kỳ họp tới), thì đây có thể là giai đoạn tích lũy tạo đáy trung hạn cho thời gian tới.
Tính đến cuối tháng 2, P/E trượt của VN-Index ở mức 11,x lần, tương đối hấp dẫn.
Chúng ta có thể ưu tiên mua thận trọng với những cổ phiếu mang tính chất phòng thủ hơn, dòng tiền kinh doanh ổn định, ít nợ vay lúc này, nắm giữ với tỉ trọng thấp và mục tiêu dài hạn.
ACB
ACB là một trong số ít ngân hàng ít bị ảnh hưởng khi các kịch bản tiêu cực xảy ra trong bối cảnh thị trường TPDN và nợ xấu ngành ngân hàng còn nhiều ẩn số. ACB gần như không nắm giữ TPDN và dư nợ cho vay Bất động sản thấp chỉ khoảng 1.5% tổng dư nợ.
Giá đang trong giai đoạn điều chỉnh nhẹ của xu hướng tăng, chúng ta có thể xem xét ưu tiên mua quanh vùng 22-23 với mục tiêu trong trung hạn tại vùng giá 27-28.
FPT
FPT là một cổ phiếu tương đối an toàn, một trong ít những Doanh nghiệp luôn duy trì tăng trưởng ở mức 2 con số. Khối dịch vụ CNTT sẽ là động lực tăng trưởng chính trong năm 2023, cùng nhu cầu đối với ngành công nghệ thông tin vẫn còn khá lớn. Tính đến cuối Q3/22, FPT vẫn duy trì vị thế tiền mặt ròng lên tới 5,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 23% vốn chủ sở hữu.
Đồ thị cho thấy giá đang trong giai đoạn điều chỉnh của một xu hướng tăng. Chúng ta ưu tiên mua thấp vùng dưới 75-76 để tối ưu tỉ suất lợi nhuận với mục tiêu trung / dài hạn vùng 90-95 phía trên, tương ứng mức PE khoảng 18.x lần.
DBD
DBD là một doanh nghiệp dược – trang thiết bị y tế, với chủ lực là nhóm thuốc kháng sinh, thuốc điều trị ung thư và dung dịch thẩm phân máu. Là Doanh nghiệp số 1 thuốc ung thư tại VN, một số thuốc chiếm tới hơn 80% thị phần sản lượng trong nước. Biên lãi gộp sản phẩm luôn ở mức cao xấp xỉ 50%. Doanh nghiệp vẫn liên tục mở rộng nhà máy và hầu như không có nợ vay nào đáng kể.
Chúng ta ưu tiên mua quanh vùng giá 36-37 với mục tiêu giá khoảng 44, tương ứng mức PE khoảng 15 lần.
—————
Cảm ơn anh em đã đọc bài phân tích hôm nay.
Những cập nhật mới, anhthucfx sẽ post trên group telegram hoặc bài viết khác.
Link group telegram ở đây: https://t.me/anhthucfx_channel
Chúc anh em có một ngày giao dịch thuận lợi và may mắn.