6 bước lập ngân sách cá nhân hiệu quả

5/5 - (1 vote)

Lập ngân sách cá nhân là một khái niệm tưởng chừng đơn giản nhưng rất quan trọng trong việc quản lý tài chính của mỗi cá nhân.

Kế hoạch ngân sách cá nhân được tạo ra một cách khoa học sẽ đem lại nhiều lợi ích, giúp bạn hiểu rõ thói quen chi tiêu, giúp bạn kiểm soát tình hình tài chính của mình tốt hơn, đảm bảo cho tương lai sẽ không phải đối mặt với những nợ đọng do chi tiêu quá đà. Từ đó lập ra các kế hoạch tài chính hợp lý và đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn.

Ngân sách cá nhân là gì?

ngân sách cá nhân

Ngân sách cá nhân là một kế hoạch tài chính phục vụ cá nhân bao gồm các khoản thu và chi. Hiểu một cách đơn giản, đây là một kế hoạch bao gồm cả chi tiêu và tiết kiệm. Dựa vào ngân sách đề ra, bạn sẽ kiểm soát được dòng tài chính của mình một cách hiệu quả, đảm bảo được rằng bạn sẽ chi tiêu ít hơn số tiền mình kiếm được, và bạn đang dành tiền cho các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn như thế nào.

Mục đích của ngân sách là để dự báo và ước lượng được khoản thu và chi của bản thân.

Ví dụ, khi bạn lên ngân sách cho mục tiêu dài hạn là con đi du học, bạn cần phải lên kế hoạch xem các khoản chi phí sinh hoạt và học phí của con mỗi năm như thế nào, dự phòng ngân sách từ những nguồn thu nhập nào, có ảnh hưởng đến các mục tiêu tài chính khác không,… để chuẩn bị trước và đảm bảo việc không bị chi tiêu quá đà.

Vì sao bạn cần lập ngân sách cá nhân càng sớm càng tốt?

Hàng ngày bạn sẽ phải đối diện với rất nhiều khoản chi tiêu như ăn uống, sinh hoạt, học tập… Nhiều hơn thì có tiết kiệm, đầu tư, trả nợ… Nếu không có ngân sách, kế hoạch phù hợp, bạn sẽ dễ dàng lâm vào tình cảnh thiếu trước hụt sau, thậm chí là nợ nần. Đây chính là lý do vì sao bạn cần lập ngân sách cá nhân cho mình.

Khi lên ngân sách cá nhân sớm, bạn sẽ chủ động chi tiêu một cách có kế hoạch và hiệu quả. Điều này cũng giúp bạn nắm bắt được thói quen tiêu dùng của bản thân, từ đó có những điều chỉnh thích hợp để đảm bảo an toàn tài chính cho bản thân.

Bạn sẽ có thể yên tâm rằng mình luôn có đủ tiền để trang trải chi phí và sinh hoạt đồng thời thực hiện những mục tiêu tài chính dài hạn hơn. Ngoài ra, nếu bạn có ngân sách và kế hoạch tài chính rõ ràng, những khoản nợ nần cũng có thể được bạn giải quyết một cách nhanh chóng.

Hướng dẫn từng bước lập ngân sách cá nhân hiệu quả

Ngân sách của mỗi cá nhân là khác nhau vì mỗi người sẽ có khoản thu nhập cũng như mức chi phí sinh hoạt khác nhau. Việc lập ngân sách sẽ được đánh giá là hiệu quả khi có thể đảm bảo cho cá nhân đó những nhu cầu sinh hoạt thường ngày và hoàn thành các mục tiêu tài chính trong tương lai.

Việc lập ngân sách không phải là sự khống chế chi tiêu của bạn. Ngược lại, hãy nghĩ lạc quan, dài hạn hơn, việc lập ngân sách cá nhân này là thực hiện “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cá nhân“, hướng đến một dòng tiền dương, sẽ cho phép bạn tăng giá trị tài sản ròng của bạn lên trong dài hạn.

Dưới đây là những bước cơ bản, anhthucfx sẽ hướng dẫn bạn lập một ngân sách cá nhân hiệu quả:

Bước 1: Tổng hợp lại toàn bộ nguồn thông tin tài chính cá nhân của bạn

Bạn bắt buộc phải thu thập được tất cả những báo cáo tài chính mà bạn đang sở hữu. Trong đó, bao gồm các tài chính liên quan ngân hàng, các khoản đầu tư, các hóa đơn tiền điện, tiền nước, hóa đơn ăn uống bạn đang phải chi trả, hóa đơn tín dụng, khoản vay… Hoặc bất cứ các tài liệu liên quan đến thu nhập và chi tiêu của bản thân.

Điểm quan trọng của việc lập ngân sách là đưa ra được con số trung bình, vì vậy khi có nhiều nguồn dữ liệu để tổng hợp thì con số này sẽ chính xác hơn.

Bước 2: Liệt kê thu nhập

Bạn có bao nhiêu khoản thu nhập, bao gồm cả thu nhập chính ổn định hàng tháng hoặc thu nhập phụ ngoài giờ khác, đều phải liệt kê những con số cụ thể, và bạn nên có tính xác thực với dữ liệu này để giúp bạn có thể nắm rõ được nguồn thu và số tiền bạn có, từ đó phân bổ cho các danh mục khác nhau trong ngân sách cá nhân.

Bước 3: Liệt kê chi phí

Tương tự với thu nhập, bạn phải tiến hành liệt kê chi phí. Hãy liệt kê hết tất cả những chi phí dù là nhỏ nhất và liên quan mật thiết với cuộc sống của bạn. Danh sách này có thể sẽ dài bởi nó bao gồm khá nhiều các khoản: thanh toán thế chấp, thanh toán mua xe hơi, bảo hiểm, mua sắm tạp hóa, tiện ích, giải trí, làm đẹp, chi phí ăn uống, di chuyển… nói chung là tất cả mọi thứ bạn chi tiêu đến tiền.

Sau khi liệt kê hết chi phí, bạn tiếp tục chia chúng ra làm 2 loại là chi phí cố định và biến đổi.

Bước 4: So sánh, phân bổ tổng thu nhập và chi phí hàng tháng

Có 2 trường hợp xảy ra lúc này:

Tùy vào con số được tính toán đưa ra mà bạn sẽ phải có động thái điều chỉnh cho phù hợp.

Bước 5: Luôn kiểm tra các mục tiêu tài chính và điều chỉnh ngân sách cá nhân phù hợp

Đây là việc quan trọng bạn cần làm. Luôn luôn kiểm tra rà soát và đánh giá lại ngân sách nhằm đảm bảo bạn đang đi đúng với kế hoạch, mục tiêu tài chính dài hạn mà bạn lập ra. Sau tháng đầu tiên, hãy ngồi xuống và so sánh chi phí thực tế với những gì bạn đã tạo ra trong ngân sách ban đầu. Điều này sẽ chỉ cho bạn chỗ nào bạn đã làm tốt và chỗ nào bạn cần phải cải thiện cho tháng sau và thời gian tới.

Bước 6: Tạo các thói quen tốt về tiền bạc

Phát triển thói quen kiếm tiền tốt sẽ giúp bạn đi đúng hướng và đạt được các mục tiêu tài chính của mình. Bạn cần biết khi nào tài chính của bạn “dư dả” và khi nào bạn cần phải chi tiếu tiết kiệm hơn.

Dưới đây là một số thói quen gợi ý bạn có thể tìm hiểu:

Trong trường hợp cuối cùng, khi bạn cố gắng thay đổi, điều chỉnh nhưng vẫn không có sự cải thiện, thì lúc này bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ của cố vấn tài chính. Điều này giúp bạn nhìn thấy bức tranh toàn cảnh, đưa ra các quyết định đúng đắn về tiền bạc.

Những tư vấn này có thể trải rộng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm đầu tư, bảo hiểm, vay nợ hay hưu trí, thừa kế, hôn nhân.

Các công cụ hỗ trợ bạn lên ngân sách hiệu quả

Bạn có thể sử dụng bút và giấy để lập ngân sách, nhưng hiện nay cũng có rất nhiều bảng tính trực tuyến hoặc ứng dụng tài chính ra đời hỗ trợ lập ngân sách cá nhân nhanh chóng và tiện lợi hơn.

Nguồn: MoneyLover

Được sử dụng phổ biến nhất có thể kể đến như Mint, Level Money, GoodBudget, MoneyLover… Các ứng dụng này đều dễ dàng cài đặt và sử dụng trên điện thoại, máy tính bảng, laptop,… giúp bạn kiểm soát vấn đề chi tiêu dễ dàng. Bạn có thể lập và xem báo cáo chi tiết các khoản chi tiêu hàng tháng của mình trên ứng dụng.

Chúc các bạn tự do tài chính!

Exit mobile version