7 bước Hoạch định tài chính cá nhân toàn diện

Rate this post

Sau 2 năm đại dịch Covid 19 và tình hình kinh tế trở nên khó khăn như hiện nay, nhiều người mới nhận thấy tầm quan trọng của việc hoạch định tài chính cá nhân, dự trù cho mình các trường hợp khẩn cấp và rủi ro trong cuộc sống.

Vậy hoạch định tài chính cá nhân là gì? Tầm quan trọng của nó như thế nào trong cuộc sống? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé!

Hoạch định tài chính cá nhân là gì?

hoach dinh tai chinh ca nhan la gi

Hoạch định tài chính cá nhân là một quy trình quản lý tài chính và đầu tư toàn diện, xem xét tất cả các khía cạnh của tình hình tài chính của một cá nhân hoặc gia đình, bao gồm thu nhập, chi tiêu, tài sản, nợ, bảo hiểm, thuế, kế hoạch nghỉ hưu, thừa kế và quản trị rủi ro, nhằm đạt được các mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn của họ,  như mua nhà, mua xe, đầu tư, giáo dục con cái, hay khởi nghiệp, nghỉ hưu,…

Việc lập kế hoạch tài chính cá nhân nên được thực hiện ở mọi lứa tuổi và nên bắt đầu càng sớm càng tốt.

Vì sao nên hoạch định tài chính cá nhân càng sớm càng tốt?

Dưới đây là một số gợi ý để bạn thấy được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tài chính trong cuộc sống của mỗi cá nhân:

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Chứng chỉ Hoạch định tài chính cá nhân là gì?

Hoạch định tài chính cá nhân bao gồm những gì?

Mỗi cá nhân, gia đình sẽ có một điều kiện và hoàn cảnh khác nhau, với từng mức thu nhập, nhu cầu sinh hoạt và mục tiêu tài chính khác nhau. Do đó việc hoạch định tài chính cũng khác nhau với từng cá nhân / hộ gia đình.

Tuy nhiên, dưới đây là các nội dung quan trọng cần có cho một bảng kế hoạch tài chính cá nhân toàn diện:

7 bước lập kế hoạch tài chính cá nhân toàn diện

Bước 1: Phân tích tình hình tài chính hiện tại của bản thân

Liệt kê chi tiết các chi phí thiết yếu định kỳ và những khoản nào là chi tiêu phát sinh, thành những mục riêng biệt.

Ví dụ: tiền thuê nhà, tiền điện, nước, điện thoại, internet, xăng xe… là chi phí thiết yếu, thường cố định hàng tháng; trong khi đó tiền thuốc chữa bệnh, mua sắm vật dụng, ăn ngoài… là chi tiêu phát sinh.

Xác định những khoản chi nào thực sự cần thiết và những khoản chi nào nên được giảm bớt.

Bước 2: Đặt ra các mục tiêu tài chính của bản thân trong tương lai

Việc đặt ra mục tiêu tương lai giúp bạn có nhiều động lực hơn để tiết kiệm, đầu tư và chi tiêu hợp lý.

Hãy xây dựng cho mình cả mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Nhưng bạn cũng không nên đặt quá nhiều mục tiêu hoặc các mục tiêu xa vời thực tế, vừa tốn thời gian thiết lập và tự gây áp lực không cần thiết cho bản thân.

Các bạn có thể thiết lập mục tiêu theo nguyên tắc SMART.

Bước 3: Lên bảng cân đối tài sản cá nhân, bảng thu nhập / chi tiêu

Liệt kê các tài sản hiện có của bản thân, nguồn thu nhập của cá nhân, gia đình, có ổn định hay không, có đa dạng và bền vững hay không. Các mức chi tiêu đã hợp lý chưa, có mất cân đối thu – chi hay không,…

Bước 4: Xây dựng các giả định cần thiết cho việc hoạch định tài chính cá nhân

Dựa vào bước 3, đánh giá xem tài sản của bạn có đủ tính hiệu quả, đa dạng không, có đảm bảo tính thanh khoản, dễ dàng chuyển đổi hay không?

Ngoài ra, kiểm tra thêm cấu trúc nguồn vốn, dòng tiền ròng (= thu nhập – chi tiêu) còn nhiều không, có cần thiết sử dụng thêm đòn bẩy tài chính để hiện thực hóa các mục tiêu tài chính nhanh hơn hay không,…

Bước 5: Xây dựng dòng tiền cho cá nhân trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn

Ngắn hạn là dưới 12 tháng.

Trung hạn từ 1-3 năm.

Dài hạn từ 3-5 năm trở lên.

Bước 6: Tính toán về quản trị rủi ro

Ví dụ: Bạn đã có Bảo hiểm Nhân thọ hay chưa? Đã xây dựng quỹ dự phòng chưa? Sử dụng đòn bẩy có phù hợp không, nếu rủi ro thất nghiệp hoặc sụt giảm thu nhập thì có phương án dự phòng chưa? Có nguồn tài sản thừa kế sử dụng trong ngắn hạn / dài hạn hay không?

Bước 7: Theo dõi, đánh giá, giám sát và chỉnh sửa kế hoạch tài chính

Việc theo dõi, đánh giá bảng kế hoạch tài chính nên được thực hiện định kỳ thường xuyên 3-6 tháng, hoặc một năm 1 lần.

Ngoài ra cũng nên phân tích xem kế hoạch đó có đang được thực hiện hiệu quả hay không?

Có mục tiêu tài chính nào cần thay đổi hay không? Và nếu có, điều chỉnh như thế nào cho phù hợp với mục tiêu mới và có ảnh hưởng đến các mục tiêu còn lại hay không?

Một số lưu ý khi lập kế hoạch tài chính cá nhân

Các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạch định tài chính cá nhân có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, chẳng hạn như những thay đổi bất ngờ trong hoàn cảnh cá nhân, điều kiện kinh tế hoặc hiệu quả hoạt động của thị trường thay đổi. Do đó, khi lập kế hoạch tài chính, cần lưu ý:

Một số vấn đề phổ biến hay gặp phải

  1. Không đủ quỹ tiết kiệm và quỹ hưu trí: Không có đủ tiền tiết kiệm để trang trải các chi phí thiết yếu khi nghỉ hưu hoặc để đạt được các mục tiêu tài chính khác.
  2. Mức nợ cao: Mang nợ cao có thể là một gánh nặng, áp lực cuộc sống, có thể dẫn đến nợ kéo dài và có thể tác động tiêu cực đến điểm tín dụng nếu nợ xấu ngân hàng.
  3. Không có quỹ khẩn cấp: Không có / hoặc không đủ tiền tiết kiệm khẩn cấp có thể gây khó khăn cho việc xử lý các chi phí bất ngờ, chẳng hạn như mất việc làm hoặc các vấn đề cấp cứu y tế, bệnh tật,…
  4. Các vấn đề về thuế: Không hiểu luật thuế, không nộp thuế đúng hạn hoặc khai sai tờ khai thuế có thể dẫn đến các hình phạt và tiền phạt, gia tăng chi phí không cần thiết.
  5. Rủi ro đầu tư: Đầu tư vào loại tài sản sai, không đa dạng hóa đầu tư hoặc không hiểu rõ về rủi ro khi đầu tư có thể dẫn đến đầu tư sai hoặc đầu tư kém hiệu quả.
  6. Bảo hiểm: Không trang bị cho mình bảo hiểm sức khỏe hoặc có bảo hiểm nhưng không phù hợp với điều kiện bản thân, có thể khiến các cá nhân và gia đình dễ bị tổn thất tài chính khi rủi ro xảy ra.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn xây dựng được một kế hoạch tài chính cá nhân toàn diện, hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.

Việc hoạch định tài chính cá nhân nên được thực hiện ở mọi lứa tuổi và nên bắt đầu càng sớm càng tốt. Do đó, bạn không nên do dự nữa, mà hãy hành động ngay hôm nay nhé!

Exit mobile version