Giao dịch hàng hóa phái sinh gần đây đang nổi lên là một trong những kênh đầu tư tài chính có tiềm năng lớn, nổi bật, được nhiều nhà đầu tư lựa chọn bên cạnh các kênh đầu tư truyền thống như Bất động sản, Chứng khoán, Vàng,…
Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu thị trường, bắt đầu bằng những khái niệm cơ bản trước.
Nội dung bài viết
Phái sinh là gì?
Theo Wikipedia, Phái sinh (thuật ngữ tiếng Anh: Derivative), là một công cụ tài chính thừa hưởng giá trị của nó từ giá trị của các thực thể cơ sở chẳng hạn như tài sản, chỉ số, hay lãi suất — bản thân nó không có giá trị nội tại.
Phân loại phái sinh
- Phân loại theo tài sản cơ sở: gồm phái sinh tài chính và phái sinh hàng hóa.
- Phân loại theo sản phẩm hợp đồng: gồm hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi.
- Phân loại theo thị trường: gồm phái sinh trên thị trường OTC và trên thị trường niêm yết.
Hàng hóa phái sinh là gì?
Hàng hóa phái sinh là các giao dịch, trong đó khách hàng thực hiện mua hoặc bán một khối lượng hàng hóa tại mức giá xác định. Việc giao nhận hàng hóa sẽ được thực hiện ở một thời điểm xác định trong tương lai.
- Giao dịch hàng hóa phái sinh ra đời nhằm mục đích giúp các nhà đầu tư kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch trong giá cả hàng hóa.
- Giao dịch hàng hóa phái sinh còn giúp cho người nông dân, người sản xuất định giá được sản phẩm của mình với giá cao, tính toán được mức lợi nhuận sẽ có được trong tương lai.
Ví dụ: Người nông dân bán trước sản phẩm mình sản xuất với thời hạn giao hàng là một thời điểm được xác định cụ thể ở tương lai. Có thể là 6 tháng, 1 năm sau.
Với hợp đồng này được ký kết, lợi nhuận cũng đã được định trước. Người nông dân sẽ an tâm sản xuất để đem lại năng suất cao nhất cho vụ mùa, mà không phải bận tâm đến việc được mùa mất giá, được giá thì mất mùa.
- Đồng thời, giao dịch hàng hóa phái sinh còn giúp các doanh nghiệp mua bán hàng hóa có thể cân bằng đối ứng trạng thái mua bằng một lệnh bán tương ứng trên thị trường để yên tâm giao thương mà không bị ảnh hưởng bởi giá cả lên xuông của thị trường, tránh được rủi ro.
Lịch sử hình thành thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh
Công cụ tài chính này đã xuất hiện từ khá sớm trong lịch sử loài người.
Người ta đang tìm thấy các hợp đồng giao dịch hàng hóa tương tự hợp đồng kỳ hạn từ thời Hy Lạp cổ đại, rồi sau đó là thời kỳ Trung cổ tại Châu Âu.
Ban đầu nó chỉ là một chợ trao đổi, ký hợp đồng giữa những người nông dân và thương lái, nhưng hợp đồng không có tính rằng buộc.
Cho nên những năm 1690 khi thị trường gạo Dojima ra đời ở Nhật Bản, hợp đồng mua bán phải có ký quỹ tiền đảm bảo và có xác định thời điểm giao hàng. Đây là dấu mốc đánh dấu sự hình thành thị trường hợp đồng hàng hóa tương lai đầu tiên trên thế giới.
Công cụ này sinh ra giúp cho người nông dân Nhật định được mức giá bán gạo của mình trong tương lai để tập trung vào sản xuất, không phải lo về biến động giá lên xuống sau này.
Phân loại các hợp đồng giao dịch hàng hóa phái sinh
- Hợp đồng kỳ hạn (foward contracts): là loại hợp đồng ràng buộc giữa bên mua và bên bán ở một thời điểm nhất định, loại hợp đồng này kết thúc trong một thời hạn nhất định trong tương lai với kỳ hạn: 3, 5, 6, 7, 9, 10 tháng…
- Hợp đồng tương lai (futures): đây là loại hợp đồng mua bán một loại hàng hóa, tài sản được xác định với giá bán trong một thời điểm ở tương lai.
- Hợp đồng quyền chọn (options): hợp đồng mà người mua, bán có quyền chọn mua trước bán sau hay bán trước mua sau tùy theo nhu cầu nhận định của nhà đầu tư.
- Hợp đồng hoán đổi (swap contracts) giá cả hàng hóa: Đây là loại hợp đồng mà hai bên tham gia giao dịch sẽ trao đổi cho nhau một số tiền. Và số tiền này sẽ dựa trên mức giá thả nổi hoặc mức giá cố định tính trên lượng hàng cần thanh toán.
Lưu ý: Trong giao dịch, các yếu tố như: khối lượng, mức giá, tiêu chuẩn hàng hóa, thời gian giao dịch…sẽ được cấp phép quy định rõ ràng.
Các sản phẩm phái sinh hàng hóa
Các mặt hàng được giao dịch tại thị trường hàng hóa phái sinh Việt Nam được chia làm 4 nhóm chính:
- Nông sản: bao gồm các sản phẩm như: đậu tương, khô dậu tương, dầu đậu tương, ngô, lúa mì, lúa mì Kansas, gạo thô.
- Năng lượng: bao gồm các sản phẩm như: dầu thô (brent, wti và dầu ít lưu huỳnh), khí tự nhiên, xăng pha chế
- Kim loại: bao gồm các sản phẩm như: quặng sắt, đồng, chì, bạc, thiếc, bạch kim, nhôm, kẽm, niken
- Nguyên liệu công nghiệp: bao gồm các sản phẩm như: cao su, đường, cà phê, bông, ca cao
Tại sao nên đầu tư hàng hóa phái sinh?
Giao dịch hàng hóa phái sinh được đánh giá cao về khả năng giảm thiểu tối đa rủi ro cho cả người mua lẫn người bán. Cụ thể:
- Đối với người bán: Bạn sẽ không cần bận tâm đến mức giá cả biến động trên thị trường và có thể yên tâm tập trung sản xuất để nâng cao sản lượng. Người bán cũng chủ động định giá được các sản phẩm và dự trù được lợi nhuận thu được tránh tình trạng bị ép giá khi vào mùa thu hoạch.
- Đối với người mua: Những người tham gia đầu tư có thể xem đây như một công cụ cân bằng đối ứng giữa mua và bán. Bạn mua một số lượng lớn hàng hóa và bạn có thể thực hiện lệnh bán tương ứng.
Do đó, đây là kênh đầu tư tiềm năng để bạn có thể tìm kiếm được sự chênh lệch về giá cả hàng hóa.
- Về tính pháp lý đây là hoạt động đầu tư đã được Bộ Công Thương cấp phép theo Thông tư số 51.
- Về bản chất thì sản phẩm phái sinh là công cụ được sinh ra để phòng ngừa rủi ro cho sự biến động của giá cả trên thị trường của sản phẩm.
- Về độ rủi ro thì giao dịch hàng hóa cơ bản có mức giá thành sản xuất nên giá cả biến động không quá thấp so với thời điểm mua hòa vốn. Và khi tăng cũng không quá cao theo quy luật cung cầu.
- Về hình thức giao dịch mua bán được thực hiện 2 chiều nên nhà đầu tư vẫn có thể kiếm được tiền khi thị trường lên và xuống.
- Hàng hóa phái sinh hiện nay được giao dịch trên toàn thế giới nên tính thanh khoản cao.
- Về mặt lợi nhuận, nhà đầu tư có thể thu được mức lợi nhuận cao. Do các hợp đồng giao dịch thường có giá trị lớn. Mức ký quỹ thấp nhất hiện nay khoảng 15 triệu đồng.
Nếu như thị trường chứng khoán được xem là thiếu minh bạch do các công ty có thể làm giả báo cáo tài chính, thì thị trường hàng hóa phái sinh lại rất minh bạch. Thông tin sản phẩm niêm yết rõ ràng, việc gian lận về giá cả là khá khó khăn. Người mua sẽ mua được những sản phẩm với mức giá chuẩn xác nhất và liên thông với quốc tế.
Những lưu ý khi giao dịch hàng hóa phái sinh
Dù xuất hiện tại Việt Nam khá lâu rồi nhưng giao dịch hàng hóa phái sinh vẫn còn khá xa lạ với đa số chúng ta, đặc biệt là các người nông dân, nhà sản xuất.
Đầu tư hàng hóa phái sinh được giao dịch rất phổ biến trên thế giới và đã được xem là một trong các kênh đầu tư tiềm năng nếu biết cách khai thác đúng cách.
Việc nắm được những thông tin cơ bản về giao dịch này giúp các nhà đầu tư có thể thu lại được “nguồn lợi nhuận khồng lồ” từ việc chênh lệch giá cả các loại hàng hóa đầu tư.
Các nhận định đầu tư hàng ngày và tổng quan thị trường hàng tuần trên blog sẽ là một nguồn thông tin tham khảo đáng giá, giúp mọi người có thêm góc nhìn trước khi ra quyết định đầu tư.
Thị trường hàng hóa phái sinh sẽ hứa hẹn là một kênh đầu tư cực kỳ hấp dẫn trong thời gian tới. Với sự hỗ trợ và phát triển của Sở giao dịch hàng hóa những năm gần đây, kênh đầu tư sẽ được mở rộng và thu hút được lượng nhiều nhà đầu tư hơn.
Tuy nhiên, để quá trình giao dịch Hàng hóa phái sinh được diễn ra an toàn, hiệu quả bạn cần nắm chắc các thông tin sau:
- Chọn sàn giao dịch uy tín: Được tư vấn đầy đủ, chi tiết và tránh được việc bị lợi dụng, lừa đảo.
- Tìm hiểu kỹ, nẵm vững các kiến thức cơ bản trong đầu tư phái sinh