Trendline là một trong những công cụ đa năng và hữu dụng nhất trong trading.
Bạn có thể sử dụng chúng riêng lẻ trong phân tích hoặc kết hợp với các phương pháp, công cụ giao dịch khác.
Tuy nhiên, nhiều người đã hiểu sai, lạm dụng và vẽ nó quá nhiều… dẫn đến phức tạp và không xác định được giao dịch như thế nào và cuối cùng thua lỗ.
Đó là lý do tại sao hôm nay tôi viết bài này để giúp các bạn.
Trendline là gì?
Bạn đã biết, hỗ trợ – kháng cự trên đồ thị là một vùng giá cho thấy nơi tiềm năng của lực mua – bán trên thị trường.
Trendline cũng vậy, nhưng khác….
Trendline là một đường hỗ trợ – kháng cự dốc theo xu hướng hiện tại của giá.
Trendline tăng: là đường thể hiện độ dốc hướng lên, cho thấy áp lực mua tăng dần
Trendline giảm: là đường thể hiện độ dốc hướng xuống, cho thấy áp lực bán tăng dần.
Làm thế nào để vẽ trendline chính xác?
Để vẽ được trendline chính xác, các bạn cần:
- Tập trung vào những swing points chính và bỏ qua các điểm khác.
- Kết nối ít nhất 2 swing points chính đó.
- Điều chỉnh lại trendline sao cho tiếp xúc được nhiều điểm nhất (có thể là body hoặc là bóng nến)
Tips: Bạn có thể vẽ 2 trendline song song để xác định được một vùng hỗ trợ cho chính xác hơn.
Ngoài ra, bạn cũng cần điều chỉnh lại trendline theo thay đổi của thị trường, khi giá break nhưng rồi nhanh chóng quay lại theo xu hướng cũ. (false break trendline)
Cách sử dụng trendline để xác định xu hướng thị trường
Khi bạn vẽ trendline và nó chỉ ra những điểm giá cao hơn, lúc này thị trường đang trong xu hướng tăng (uptrend) … và ngược lại.
Bạn còn có thể dựa vào độ dốc của trendline để xác định được xu hướng hiện tại mạnh hay yếu.
Trendline càng dốc, xu hướng càng trở nên mạnh hơn.
Trendline có hướng nằm ngang – thị trường lúc này đang trong điều kiện sideway.
Độ dốc đẹp nhất để xu hướng có tính bền vững là 45º.
Nhận biết được điều này sẽ rất quan trọng, nó sẽ giúp bạn điều chỉnh các chiến lược giao dịch sao cho phù hợp với sức mạnh của xu hướng.
Thời điểm nào là tốt nhất để giao dịch với trendline?
Thời điểm tốt nhất để vào lệnh là khi giá nằm gần với đường Trendline.
Điều này sẽ giúp bạn có một stoploss nhỏ hơn – cải thiện được tỷ lệ risk:reward của bạn (risk:reward là tỷ lệ đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro – một yếu tố rất quan trọng trong giao dịch – bạn có thể tham khảo lại bài viết của tôi)
Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả, nếu bạn kết hợp được trendline với các vùng hỗ trợ – kháng cự, thì những vùng hợp lưu này là vùng giá đẹp nhất để bạn nên vào lệnh.
Nhưng, nếu chỉ dựa vào trendline và các vùng hỗ trợ – kháng cự thì vẫn chưa đủ để bạn có được lệnh entry tốt.
Bạn cần kết hợp thêm với các mô hình nến đảo chiều (như Hammer, Bullish Engulfing,..) để tăng xác suất và tỉ lệ thắng cho lệnh của bạn.
Chiến lược giao dịch breakout với trendline
Vấn đề được đặt ra là đâu là thời điểm để bạn vào lệnh trong một thị trường có xu hướng, bởi vì điểm kéo ngược – điểm hồi về (pullback) có thể là mạnh (sâu) hoặc yếu (nông).
Tôi sẽ giải thích rõ hơn:
Nếu giá pullback sâu và điểm vào lệnh của bạn quá sớm, bạn sẽ chịu một khoảng lỗ lớn hơn rất nhiều.
Nếu giá pullback yếu, và điểm vào lệnh của bạn quá trễ, bạn có thể sẽ bỏ lỡ mất cơ hội vào lệnh.
Vì vậy, chiến lược giao dịch breakout với trendline, sẽ giúp bạn giải quyết được những vấn đề trên.
Ý tưởng của giao dịch:
- Đợi giá pullback trong một uptrend (xu hướng tăng)
- Vẽ trendline kết nối các đỉnh của nến pullback
- Vào lệnh khi giá phá vỡ được đường trendline mới vẽ.
Logic đằng sau chiến lược này là gì?
Vì trước đó đang là xu hướng tăng, nếu giá phá vỡ trendline, nó sẽ cho thấy phe mua tiếp tục kiểm soát được thị trường, và giá nhiều khả năng sẽ tiếp tục xu hướng tăng cao hơn.
Còn nếu giá không break, thì phe bán vẫn tiếp tục kiểm soát thị trường, lúc này bạn đứng ngoài chờ đến khi phe mua kiểm soát lại thị trường.
Sau khi có lệnh entry tốt, giờ là đến lúc chúng ta “gồng lời”.
Trailing stop với trendline để có được lợi nhuận tốt nhất
Cách thực hiện:
- Vẽ trendline (ví dụ dưới đây là downtrend)
- Trailing stop ở phía trên của trendline mới vẽ
- Thoát lệnh khi giá đóng cửa phía trên đường trendline
Tuy nhiên, sẽ có trường hợp thị trường đi rất dốc (xu hướng rất mạnh), như thị trường Bitcoin vừa rồi.
Khi xảy ra thị trường như vậy (người ta thường gọi là parabolic), các bạn cần lưu ý:
- Các đường trendlines càng ngày càng dốc (bạn phải tinh chỉnh khi điều kiện thị trường thay đổi – đã đề cập ở phía trên)
- Các nến càng ngày càng lớn hơn.
Trong những trường hợp này, bạn cần trailing stop và thoát lệnh theo đường trendline được vẽ gần nhất.
Và cuối cùng, khi nào thì xu hướng sẽ kết thúc?
Sử dụng Trendline để xác định xu hướng đảo chiều
Ở phần trên, các bạn đã biết được xu hướng giảm thường sẽ kết thúc khi giá đóng cửa phía trên của đường trendline.
Các bạn lưu ý, khi đường trendline bị phá vỡ, xu hướng giảm kết thúc, không có nghĩa sẽ hình thành xu hướng tăng ngay sau đó.
Giá có thể vẫn bị đẩy ngược xuống, nếu động lực giảm vẫn còn, và xu hướng giảm vẫn sẽ tiếp tục.
Vậy làm cách nào để xác định được một xu hướng sẽ đảo chiều?
Ví dụ dưới đây là xu hướng đang giảm đảo chiều thành xu hướng tăng.
Trường hợp ngược lại, các bạn phân tích tương tự.
3 bước bạn cần thực hiện:
- Đợi giá phá vỡ lên trên trendline
- Đợi giá hình thành đáy mới cao hơn đáy trước đó (higher low) – tức là thị trường cho bạn biết phe bán lúc này kiệt sức, không thể đẩy giá xuống thấp hơn nữa
- Nếu giá phá vỡ swing high (đỉnh trước đó), thị trường nhiều khả năng sẽ đảo chiều thành xu hướng tăng (phe mua bắt đầu đẩy giá cao hơn, kiểm soát thị trường).
Tóm tắt
Dưới đây là những gì bạn học được trong bài viết này:
- Khi vẽ trendline, các bạn nên lưu ý:
- Tập trung vào các swing points chính
- Nối các swing points đó
- Điều chỉnh sao cho trendline tiếp xúc được với nhiều nến nhất có thể.
- Độ dốc của trendline cho bạn biết được nhiều manh mối về thị trường để bạn có thể điều chỉnh chiến lược cho phù hợp.
- Chiến lược giao dịch Trendline breakout giúp bạn bắt được xu hướng đảo chiều tốt hơn.
- Bạn có thể sử dụng trendline để trailing stop và tối đa hóa được lợi nhuận cũng như nắm bắt được các xu hướng lớn.
- Nếu trendline bị phá vỡ, bạn hãy kiên nhẫn đợi giá re-test và hình thành một xu hướng mới rõ ràng rồi vào lệnh, tránh false break.
Bạn sử dụng trendline như thế nào trong giao dịch?
Hãy để lại bình luận và chia sẻ cách các bạn sử dụng với tôi.
Nhận xét 0