GIAO DỊCH CHUYÊN SÂU VỚI “BỐI CẢNH HÀNH ĐỘNG GIÁ” (P1)

song day impulsive moves va song hoi corrective moves
Rate this post

Nếu bạn thực sự muốn gia tăng lợi nhuận trong giao dịch của mình, bạn muốn tìm kiếm các giao dịch có xác suất thành công cao, và bỏ qua các giao dịch có xác suất thấp, thì phương pháp, cách tiếp cận này sẽ dành cho bạn.

Đó chính là giao dịch với “bối cảnh hành động giá”.

Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu nó.

 

Các giao dịch tốt đều dựa trên một bối cảnh cụ thể.

Vậy “bối cảnh hành động giá” là gì? Là tổng quan về toàn bộ hành động giá xung quanh thời điểm chúng ta đang chuẩn bị cho giao dịch của mình. Việc quan sát bối cảnh chung sẽ giúp bạn nhìn nhận được chính xác dòng tiền đang di chuyển như thế nào.

 

Để xét một bối cảnh cụ thể, chúng ta dựa trên 3 yếu tố: sóng đẩy và sóng hồi, sự mất cân bằng giữa bên mua và bên bán, vùng hỗ trợ và kháng cự.

 

Trong phạm vi bài viết này, chúng ta cùng đi tìm yếu tố thứ nhất, các yếu tố còn lại tôi sẽ viết ở phần sau.

 

Sóng đẩy (impulsive moves) và sóng hồi (corrective moves)

 

Tôi đã có một bài viết riêng chi tiết về các khái niệm này. Ở đây, tôi sẽ nêu tổng quát như sau:

 

Sóng đẩy (impulsive moves): là giai đoạn thị trường dịch chuyển với một xu hướng mạnh mẽ lên hoặc xuống. Nhận biết bằng các nến lớn, đồng nhất về một màu và đóng nến theo hướng tăng dần với xu hướng lên, hoặc giảm dần với xu hướng giảm. Áp  lực  mua / bán trong giai đoạn này là rất mạnh.

 

 

Sóng hồi (corrective moves): là giai đoạn thị trường điều chỉnh, thường xảy ra sau một giai đoạn thị trường di chuyển rất mạnh. Nhận biết bằng các nến nhỏ, tăng giảm đan xen nhau và đóng nến thường ở giữa các nến, phe mua/bán dằn co nhau.

 

 

Mỗi một sóng đẩy hoặc sóng hồi đều ẩn chứa một câu chuyện đằng sau đó của hành động giá muốn kể cho chúng ta. Nó là sự thay đổi của “dòng tiền” di chuyển trên thị trường.

 

Dòng tiền (order flow): chính là lượng tiền mà các lệnh mua và bán đổ vào thị trường. Khi lượng tiền này cân bằng nhau, thì thị trường sẽ di chuyển một cách điều hòa lên rồi xuống trong một khoảng giá nhất định, chúng ta gọi là range hay sideway hay chính là khái niệm sóng hồi ở trên.

 

Ngược lại, khi có sự mất cân bằng giữa 2 bên thì thị trường sẽ di chuyển theo một hướng nhất định hoặc bên mua, hoặc bên bán nếu bên nào thắng thế, lúc này chính là lúc thị trường có xu hướng hay còn gọi là sóng đẩy ở trên.

 

Bây giờ chúng ta cùng sử dụng sóng đẩy và sóng hồi để khám phá các bối cảnh hành động giá trên thị trường

 

Có một nguyên tắc các bạn cần nhớ, sóng đẩy thường được theo sau bởi một sóng hồi. Nếu sóng đẩy là xu hướng của giá hiện tại, thì sóng hồi sẽ là sóng ngược lại xu hướng, và sóng đẩy sau đó, sẽ tiếp diễn xu hướng của sóng đẩy trước.

 

Ví dụ 1, chúng ta lấy lại hình ở trên:

 

Bối cảnh thị trường trong ví dụ trên cho chúng ta thấy được gì?

 

Dòng tiền của phe Mua đang được đưa vào thị trường. Với các sóng đẩy tăng mạnh mẽ, sóng hồi là các dòng tiền phe Bán đi vào yếu ớt, kết thúc sóng hồi phe Mua đẩy giá tăng tiếp tục. Do đó, chúng ta tự tin là phe Mua đang kiểm soát thị trường lúc này, và việc của chúng ta là tìm kiếm các cơ hội để vào lệnh BUY hơn là lệnh SELL.

 

Bây giờ thay vì chỉ đợi các tín hiệu nến như pinbar, fakey hoặc các nến đảo chiều xuất hiện, chúng ta hãy quan sát vào các sóng đẩy, sóng hồi trên biểu đồ và tìm kiếm các cơ hội giao dịch tốt hơn.

 

Cơ hội giao dịch tốt nhất chính là khi bạn giao dịch theo xu hướng chính của sóng đẩy (đừng chống lại nó), vì lúc này bạn đang tham gia cùng với dòng tiền lớn trên thị trường. Đó cũng chính là cơ hội để bạn có thể kiếm được lợi nhuận lớn hơn, nhanh hơn khi bạn tham gia vào thị trường, vì các sóng đẩy luôn đi nhanh hơn, mạnh hơn, và xa hơn so với các sóng điều chỉnh.

Exit mobile version