EBITDA là gì? Cách tính và ứng dụng trong phân tích, đầu tư

5/5 - (1 vote)

EBITDA là một chỉ số tài chính quan trọng và ngày càng phổ biến, được các nhà đầu tư và chuyên gia phân tích sử dụng để đánh giá hiệu suất và sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp.

Trong bài viết này, anhthucfx sẽ cùng các bạn tìm hiểu EBITDA một cách đầy đủ, bao gồm cả lợi ích, những sai lầm và rủi ro tìm ẩn có thể xảy ra trong quá trình tính toán và sử dụng EBITDA trong phân tích, đánh giá một doanh nghiệp. Chúng ta cùng bắt đầu nhé!

EBITDA là gì?

EBITDA là viết tắt của Earnings Before Interest, Taxes, Depreciation and Amortization, có nghĩa là Lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao.

EBITDA giúp các nhà đầu tư, nhà phân tích tài chính và chủ doanh nghiệp đánh giá hiệu suất hoạt động và khả năng tạo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp đó, mà không xem xét ảnh hưởng của các chi phí lãi vay, thuế và khấu hao.

EBITDA là công cụ hữu ích để so sánh hiệu suất hoạt động giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành, vì nó không bị ảnh hưởng bởi sự khác biệt về thuế hoặc cách phân bổ khấu hao. Nó cũng giúp đánh giá các doanh nghiệp có sử dụng đòn bẩy cao, bởi EBITDA không tính đến các nghĩa vụ nợ của họ.

Để hiểu EBITDA, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu chi tiết từng thành phần của nó:

  1. Earnings – Lợi nhuận: Đây là lợi nhuận ròng (bottom-line) của doanh nghiệp sau khi lấy doanh thu trừ các loại chi phí, bao gồm: các khoản giảm trừ, chi phí bán hàng, quản trị quản lý, chi phí hoạt động, khấu hao, lãi vay, thuế và các chi phí khác.
  2. Interest – Chi phí lãi vay: Đây là chi phí từ việc vay tiền hoặc các khoản chi phí lãi phát sinh trong quá trình kinh doanh, phát hành trái phiếu, tín dụng và các hình thức vay nợ khác. Đối với các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào vốn vay thì đây có thể là một chi phí rất đáng kể. Ngoài ra, đây còn được nhiều doanh nghiệp xem là “tấm lá chắn thuế”, khi lãi vay là chi phí được khấu trừ thuế.
  3. Taxes – Thuế: Đây là chí phí chịu thuế của các doanh nghiệp. Các quốc gia, địa phương, lĩnh vực kinh doanh khác nhau sẽ có các quy định và tỷ lệ thuế khác nhau.
  4. Depreciation and Amortization – gọi chung là Khấu hao: là khoản chi phí trả dần mà các doanh nghiệp phân bổ cho sự hao mòn của tài sản hữu hình (như tài sản bất động sản, nhà máy và thiết bị,…) và tài sản vô hình (như bằng sáng chế, thương hiệu,…) trong thời gian sử dụng chúng.

Cách tính EBITDA

Để tính EBITDA, bạn bắt đầu với lợi nhuận ròng (Lợi nhuận sau thuế) của doanh nghiệp. Sau đó, bạn cộng thêm chi phí lãi vay, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và khấu hao. Công thức để tính như sau:

EBITDA = Lợi nhuận sau thuế + Thuế TNDN + Chi phí lãi vay + Khấu hao

hoặc EBITDA = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay + Khấu hao

hoặc EBITDA = EBIT + Khấu hao

Phần EBIT, các con số được bóc tách và thể hiện ở trên Báo cáo Kết quả kinh doanh, còn phần khấu hao (Depreciation and Amortization) chúng ta sẽ lấy từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ cùng kỳ của Doanh nghiệp.

Dưới đây là ví dụ cách tính EBITDA của HPG thời điểm Quý 1 năm 2023:

EBITDA HPG

EBITDA = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay + Khấu hao = 532 + 989 + 1648 = 3169 tỷ (ở đây mình chỉ lấy các con số hàng tỷ cho đơn giản)

Để đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp một cách tốt hơn, chúng ta cần so sánh EBITDA giữa các năm. Dưới đây là ví dụ về tăng trưởng EBITDA hàng năm của HPG, từ năm 2008 đến năm 2022.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng EBITDA để so sánh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành hoặc giữa các ngành khác nhau. Điều này là do EBITDA không tính đến cấu trúc vốn như nợ vay hoặc các khoản chi phí thuế khác nhau. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các ngành khác nhau có thể có các mô hình kinh doanh khác nhau, và nếu sử dụng EBITDA không hợp lý thì có thể dẫn đến các kết luận sai lầm.

Những sai lầm thường gặp trong tính toán EBITDA

Cách sử dụng EBITDA để phân tích một doanh nghiệp

EBITDA thường được các nhà đầu tư và nhà phân tích sử dụng để đánh giá hiệu suất tài chính của một doanh nghiệp. EBITDA cũng được các doanh nghiệp sử dụng để đặt mục tiêu kinh doanh cho chính họ hoặc so sánh hiệu suất của mình với các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Dưới đây là một số cách sử dụng EBITDA để phân tích một doanh nghiệp thường được sử dụng:

Nguồn: Wichart

Ở hình trên, chúng ta có thể thấy, tỷ lệ nợ vay / EBITDA của HPG khoảng 5 lần, còn của HSG là 10 lần, gấp đôi so với HPG. Do đó, HSG sẽ rủi ro hơn HPG rất nhiều nếu môi trường lãi suất tăng cao và ngành thép bước vào giai đoạn không thuận lợi. Với NKG <0 là do NKG có EBITDA < 0 ở thời điểm T6/2023 của bài viết.

Những hạn chế của chỉ số EBITDA

EBITDA không phải là chỉ số đo lường lợi nhuận hoàn hảo, nó cũng có một số nhược điểm và hạn chế. Việc nhận thức được những hạn chế này có thể giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư tốt hơn và tránh các sai lầm đắt giá. Dưới đây là một số hạn chế của EBITDA, bạn có thể tham khảo:

Mặc dù có những hạn chế, EBITDA vẫn là một công cụ hữu ích cho các nhà đầu tư và nhà phân tích. Bạn nên sử dụng EBITDA kết hợp với các chỉ số tài chính khác như lợi nhuận ròng, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) và dòng tiền tự do (cashflow), để có được cái nhìn tổng thể hơn về sức khỏe tài chính và lợi nhuận của một doanh nghiệp.

So sánh giữa EBITDA và Thu nhập ròng (Net Income)

Thu nhập ròng là tổng thu nhập của một doanh nghiệp sau khi trừ đi tất cả các chi phí, bao gồm cả các chi phí không hoạt động khác. Nó thường được gọi là “the bottom line” – dòng cuối cùng trên báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

EBITDA được tính bằng cách cộng lại lãi vay, thuế, khấu hao vào thu nhập ròng.

EBITDA là một chỉ số đo lường lợi nhuận thận trọng hơn, nhưng hữu ích hơn để sử dụng so sánh các doanh nghiệp khác nhau trong ngành với cấu trúc vốn khác nhau.

Thu nhập ròng là một chỉ số đo lường lợi nhuận toàn diện hơn, nhưng cũng nhạy cảm hơn đối với cấu trúc vốn và các chính sách thuế của doanh nghiệp.

Khi nào nên sử dụng EBITDA?

Khi nào nên sử dụng thu nhập ròng (net income)?

So sánh giữa EBITDA và Thu nhập hoạt động (Operating Income)

Thu nhập hoạt động (Operating income) là lợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp, được tính bằng cách lấy tổng doanh thu trừ chi phí hoạt động như chi phí bán hàng (cost of goods sold-COGS), tiền lương và khấu hao, nhưng trước khi tính lãi vay và thuế.

Sự khác biệt chính giữa EBITDA và thu nhập hoạt động là EBITDA thêm chi phí phân bổ khấu hao, trong khi thu nhập hoạt động không bao gồm chúng. Điều này có nghĩa là EBITDA cung cấp một cái nhìn cẩn trọng hơn về tình trạng tài chính của một doanh nghiệp so với thu nhập hoạt động.

Khi nào nên sử dụng thu nhập hoạt động (Operating Income)?

So sánh giữa EBITDA và Dòng tiền (Cash Flow)

Dòng tiền là số tiền mặt mà một doanh nghiệp tạo ra từ hoạt động kinh doanh của mình và dòng tiền mặt đầu tư (từ việc mua bán tài sản). Dòng tiền cung cấp một bức tranh chính xác hơn về tình trạng tài chính của một doanh nghiệp so với EBITDA, bởi vì nó tính đến tất cả các dòng tiền mặt vào (khả năng tạo ra tiền) và dòng tiền ra (khả năng thanh toán, chi trả chi phí, đầu tư) của doanh nghiệp đó trong một khoảng thời gian cụ thể.

Dòng tiền có thể được phân loại thành Dòng tiền hoạt động (Operating Cash Flow), Dòng tiền đầu tư (Investing Cash Flow) và Dòng tiền từ hoạt động tài chính (Financing Cash Flow).

Kết luận

EBITDA là một công cụ hữu ích để đánh giá hiệu suất và sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp. Qua bài viết này, các bạn đã hiểu được EBITDA là gì, cách tính toán, nhận thức được những giới hạn và rủi ro của nó.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư và nhà phân tích không nên sử dụng bất kỳ một chỉ số tài chính nào đơn lẻ để đánh giá một doanh nghiệp. Mỗi chỉ số sẽ phụ thuộc vào từng mục tiêu và đối tượng đầu tư cụ thể khác nhau, Do đó, bạn nên phân tích kết hợp với các chỉ số tài chính để có được một bức tranh toàn diện về doanh nghiệp và đưa ra các quyết định đầu tư tốt hơn.

Exit mobile version