Hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán

Rate this post

Việc đọc bảng giá chứng khoán và hiểu được các thông tin trên bảng giá được xem như là bài học vỡ lòng đối với bất cứ nhà đầu tư nào khi tham gia vào thị trường chứng khoán.

Khi bạn muốn thực hiện một giao dịch (mua hoặc bán cổ phiếu) thì cần phải biết các thao tác trên bảng điện tử đang hiển thị.

Trong bài viết này, anhthucfx sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu bảng giá chứng khoán là gì? Xem bảng giá này ở đâu? Và cần đọc hiểu các thông tin gì trên bảng giá đó? Chúng ta cùng bắt đầu.

Bảng giá chứng khoán là gì?

Bảng giá chứng khoán là nơi thể hiện tất cả thông tin liên quan đến giá và các giao dịch cổ phiếu của thị trường chứng khoán.Vì vậy, việc nắm từng chi tiết của bảng giá sẽ giúp nhà đầu tư hiểu diễn biến của thị trường, diễn biến từng cổ phiếu đang theo dõi để có các quyết định đầu tư phù hợp.

Xem bảng giá chứng khoán ở đâu?

Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện có hai bảng giá riêng đại diện cho hai Sở giao dịch chứng khoán chính thức gồm bảng giá của HoSE (Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM) và bảng giá HNX (Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội).

Trong đó, bảng giá HNX bao gồm sàn HNX và thị trường UPCoM.

Ngoài ra, trên bảng giá còn có các loại hàng hóa khác như chứng quyền, hợp đồng tương lai…

Ngoài bảng giá được cung cấp bởi mỗi Sở, mỗi công ty chứng khoán cũng xây dựng một bảng giá riêng phục vụ khách hàng của mình.

Thông số cơ bản của các bảng giá này là hoàn toàn giống nhau và nguồn dữ liệu đều được cập nhật từ hai Sở giao dịch và Trung tâm lưu ký chứng khoán.

Cách đọc bảng giá chứng khoán

bảng giá chứng khoán
Bảng giá chứng khoán của VNDirect

Trong phạm vi bài viết này, anhthucfx sẽ sử dụng bảng giá chứng khoán của VNDirect để minh họa cho các thuật ngữ và ký hiệu.

Các bảng giá ở các công ty khác cũng tương tự, chỉ khác nhau ở phần giao diện, còn ý nghĩa các ký hiệu cũng không thay đổi, các bạn có thể tự tìm hiểu thêm.

Chúng ta sẽ đi từ trái qua phải, từ trên xuống dưới để có cái nhìn tổng quát về bảng giá.

Hàng thứ 2 từ trên xuống, bao gồm:

Hàng thứ 3 từ trên xuống, là các chỉ số thị trường, giúp chúng ta nhìn nhanh tổng quát diễn biến thị trường ở hiện tại.

Bao gồm:

– Chỉ số VN-Index: là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở GDCK Hồ Chí Minh (HOSE)

– Chỉ số VN30-Index: là chỉ số giá của 30 công ty niêm yết trên sàn HOSE có giá trị vốn hóathanh khoản hàng đầu, đáp ứng được tiêu chí sàng lọc

– Chỉ số VNX AllShare: là chỉ số chung thể hiện sự biến động giá của tất cả cổ phiếu đang niêm yết trên Sở GDCK Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở GDCK Hà Nội (HNX).

– Chỉ số HNX-Index: chỉ số được tính toán dựa trên biến động giá cả tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở GDCK Hà Nội (HNX)

– Chỉ số HNX30-Index: là chỉ số giá của 30 công ty niêm yết trên sàn HNX có giá trị vốn hóa và thanh khoản hàng đầu, đáp ứng được tiêu chí sàng lọc

– Chỉ số UPCOM: là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả cổ phiếu đang niêm yết trên sàn UPCOM

Ví dụ minh họa:

Từ các thông tin trên, Nhà đầu tư có thể nhận định thị trường hiện tại để ra quyết định mua bán.

Với các chỉ số trong ví dụ cho thấy thị trường đang giằn co giữa phe mua và phe bán, số mã tăng có phần nhỉnh hơn so với số mã giảm, số mã tăng trần cũng có phần vượt trội so với các mã giảm sàn. Thị trường vẫn có phần tích cực trong phiên hôm nay.

Chúng ta quay trở lại với giao diện chính của Bảng giá chứng khoán, sẽ có các thông tin sau:

1. Mã chứng khoán (Mã CK)

Là danh sách các mã chứng khoán giao dịch (được sắp xếp theo thứ tự từ A – Z, bạn có thể thay đổi tùy ý).

Mỗi công ty niêm yết trên sàn đều được Ủy ban Chứng khoán NN (UBCKNN) cấp cho 1 mã riêng, và thường là tên viết tắt của công ty đó.

Ví dụ: Công ty Cổ phần FPT có mã là FPT; Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội có mã là MBB.

Khi các bạn quan sát liên tục, sẽ có những mã xuất hiện thêm dấu ” * “ bên cạnh Mã CK. (ví dụ FPT*), thì đây là các mã chứng khoán đang có thông tin về quyền cổ tức, hoặc tham dự đại hội cổ đông… hoặc sự kiện của Tổ chức phát hành chứng khoán.

Để xem chi tiết thông tin quyền hoặc sự kiện của mã, bạn có thể click đúp vào mã chứng khoán, chọn mục Lịch sự kiện để tra cứu thông tin.

2. Giá tham chiếu (TC) – Giá vàng

Là mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt).

Giá tham chiếu được lấy làm cơ sở để tính toán Giá trần và Giá sàn.

Riêng sàn UPCOM, Giá tham chiếu được tính bằng Giá bình quân của phiên giao dịch gần nhất.

Mức giá này được thể hiện bằng màu vàng.

3. Giá trần (Trần) hay Giá tím

Mức giá cao nhất hay mức giá kịch trần mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Mức giá này được thể hiện bằng màu tím.

4. Giá sàn (Sàn) hay Giá xanh lam

Mức giá thấp nhất hay mức giá kịch sàn mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Mức giá này được thể hiện bằng màu xanh lam.

5. Giá xanh

Là giá cao hơn giá tham chiếu nhưng không phải giá trần.

6. Giá đỏ

Là giá thấp hơn giá tham chiếu nhưng không phải giá sàn.

7. Tổng khối lượng khớp (Tổng KL)

Là tổng khối lượng cổ phiếu được giao dịch trong một ngày giao dịch, bao gồm cả lệnh mua và lệnh bán.

Cột này cho bạn biết được tính thanh khoản của cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày hôm đó.

8. Bên mua

Có 3 cột chờ mua. Mỗi cột bao gồm Giá chờ mua và Khối lượng (KL) chờ mua tương ứng với mức giá, được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.

Hệ thống hiển thị 03 mức giá đặt mua tốt nhất (giá đặt mua cao nhất so với các lệnh đặt khác) và khối lượng đặt mua tương ứng.

Ví dụ như trong ảnh: Giá khớp lệnh của cổ phiếu ACB đang là 32.30, nên những người chờ mua ở mức giá 1 là 32.25 sẽ phải chờ thêm xem bên bán có ai đặt bán xuống mức này hay không để khớp lệnh.

9. Bên bán

Cũng có 3 cột chờ bán. Mỗi cột bao gồm Giá chờ bán và Khối lượng (KL) chờ bán tương ứng được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.

Hệ thống hiển thị 03 mức giá đặt bán tốt nhất (giá đặt bán thấp nhất so với các lệnh đặt khác) và khối lượng đặt bán tương ứng.

Cũng với ví dụ cổ phiếu ACB trong ảnh: Giá khớp lệnh của cổ phiếu BID đang là 32.30, nhưng vẫn còn những người chờ bán ở mức giá 1 là 32.30 với tổng khối lượng là 3130 cổ phiếu nữa chưa được khớp. Có nghĩa là thị trường mới thanh khoản một phần những người đang bán cổ phiếu ACB ở mức giá 32.30, phần còn lại chưa bán được.

10. Khớp lệnh

Là việc bên mua chấp nhận mua mức giá bên bán đang treo bán (Không cần xếp lệnh lệnh chờ mua mà mua trực tiếp vào lệnh đang treo bán) hoặc bên bán chấp nhận bán thẳng vào mức giá mà người bên mua đang chờ mua (không cần treo bán mà để lệnh được khớp luôn).

Ở cột này gồm 3 yếu tố:

11. Giá cao nhất (Cao)

Là giá khớp ở mốc cao nhất trong phiên (chưa chắc đã phải là giá trần).

12. Giá thấp nhất (Thấp)

Là giá khớp ở mốc thấp nhất trong phiên (chưa chắc đã phải là giá sàn).

13. Giá trung bình (Trung bình)

Được tính bằng trung bình cộng của Giá cao nhất với Giá thấp nhất.

14. Cột Dư mua / Dư bán

Tại phiên Khớp lệnh liên tục: Dư mua / Dư bán biểu thị khối lượng cổ phiếu đang chờ khớp.

Kết thúc ngày giao dịch: Cột “Dư mua / Dư bán” biểu thị khối lượng cổ phiếu không được thực hiện trong ngày giao dịch.

15. Khối lượng Nhà đầu tư nước ngoài mua/bán (ĐTNN Mua/Bán)

Là khối lượng cổ phiếu được giao dịch của Nhà đầu tư nước ngoài trong ngày giao dịch (gồm 2 cột Mua và Bán)

Lời kết

Bài viết trên là toàn bộ chi tiết hướng dẫn đọc bảng giá chứng khoán trên giao diện của công ty VNDirect. Đối với các bảng giá của những công ty khác thì ý nghĩa các chỉ số cũng tương tự.

Các thông số đều được thể hiện tương đối trực quan. Ban đầu khi nhìn vào bảng giá có thể hơi rối đối với những người mới, nhưng chỉ cần bạn thường xuyên quan sát một thời gian sẽ thấy rất tiện lợi và giúp ích rất nhiều cho việc nhìn tổng quan được toàn bộ thị trường.

Hi vọng bài viết sẽ giúp ích được các bạn, đặc biệt là những bạn mới tiếp xúc với thị trường.

Chúc các bạn giao dịch thành công.

 

Tham khảo VNDirect và tổng hợp

Exit mobile version