Giao dịch với Breakout là một trong những chiến lược giao dịch rất phổ biến với các forex traders.
Breakout cũng là một trong những chiến lược ưa thích mà tôi sử dụng để phân tích và giao dịch hằng ngày.
Hôm nay, tôi và bạn sẽ cùng tiếp cận và trao đổi về chiến lược này.
Breakout là gì?
Breakout – hay còn gọi là Phá vỡ.
Breakout là hiện tượng giá di chuyển phá vỡ một vùng kháng cự hoặc hỗ trợ nào đó.
Vùng hỗ trợ – kháng cự này có thể xuất phát từ một vùng tích lũy của giá (sideway), từ một trendline tăng / giảm, hoặc từ một mô hình giá nào đó.
Breakout làm thay đổi cấu trúc thị trường lúc đó, báo hiệu một xu hướng mới sắp hình thành.
Dưới đây là 2 ví dụ điển hình về giao dịch với mô hình breakout:
Ở ví dụ trên, phe mua đang cố gắng đẩy giá lên với các đáy cao dần. Hình thành một trendline tăng để tiếp cận với đường kháng cự phía trên. Giá đang cố gắng để phá vỡ đường kháng cự này.
Kết quả, giá phá vỡ được kháng cự và hình thành xu hướng tăng mới.
Tương tự, với mô hình breakout giảm.
Đặc điểm chung để nhận biết là trước khi giá breakout, phe mua hoặc phe bán đều cố gắng đẩy giá liên tục.
Thể hiện bằng các đỉnh – đáy thấp dần để tiếp cận với vùng kháng cự. Cho thấy nỗ lực phá vỡ vùng giá / xu hướng cũ để hình thành một xu hướng mới.
Chiến lược giao dịch với breakout
Breakout là chiến lược giao dịch tôi thường xuyên sử dụng trong quá trình giao dịch của mình.
Bởi vì Breakout là mô hình rất dễ nhận biết và nó mang lại tỷ lệ risk:reward (tỷ lệ lời – lỗ) rất tốt.
Đọc thêm: Tỷ lệ risk:reward là gì? Tại sao lại quan trọng trong giao dịch?
Một chiến lược giao dịch với breakout bao gồm 4 điểm chú ý:
- Vùng hỗ trợ
- Vùng kháng cự
- Điểm breakout
- Điểm retest
Dưới đây là một ví dụ về cặp GBPUSD tại biểu đồ M15:
Ví dụ này rất giống với mô hình breakout tăng ở phía trên.
Một đường xu hướng tăng phía dưới đóng vai trò là vùng hỗ trợ.
Vùng cản phía trên đóng vai trò là vùng kháng cự.
2 đường này hình thành một mô hình giá gọi là “mô hình tam giác”.
Breakout xảy ra khi giá phá vỡ được một trong 2 đường là kháng cự hoặc hỗ trợ.
Trong ví dụ này, giá đã phá vỡ vùng kháng cự, cho xu hướng tăng tiếp tục.
Điểm retest là cơ hội để các traders thực hiện lệnh giao dịch của mình.
Cách thức thực hiện chiến lược giao dịch Breakout
Sau khi các bạn phân tích và nhận định được một mô hình breakout.
Bây giờ là các bước để có được một điểm entry tốt, cách đặt stoploss và take profit.
Entry – điểm vào lệnh
Thông thường, khi một breakout xảy ra, điểm vào lệnh tốt nhất chính là điểm retest của thị trường. Được hình thành tại vùng hỗ trợ hoặc kháng cự vừa mới bị phá.
Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc nhiều vào sự di chuyển giá mạnh hay yếu lúc đó của thị trường với điểm breakout.
Nếu giá breakout với lực mạnh, thì giá sẽ không tạo những điểm retest mà đi thẳng theo xu hướng mới break.
Stoploss – điểm cắt lỗ
Điểm cắt lỗ của bạn tối thiểu nên đặt phía dưới cây nến đã breakout vùng kháng cự, như trong ví dụ phía dưới.
Take profit – điểm chốt lời
Như các bạn cũng biết, tôi là một người trade theo phương pháp Price Action. Nên những điểm vào lệnh hay chốt lời của tôi thường hướng tới các vùng hỗ trợ hoặc kháng cự.
Đọc thêm: Hỗ trợ, kháng cự là gì? – Cách hiểu và vận dụng vào giao dịch
Trong ví dụ trên, mục tiêu giá của tôi sẽ là vùng kháng cự gần nhất ở phía trên.
Bây giờ cùng quan sát và tính toán tỷ lệ risk:reward (tỷ lệ lời lỗ) mà chúng ta đạt được trong ví dụ trên.
Ở ví dụ trên là cặp GBPUSD tại khung M15.
Tính từ điểm entry, điểm cắt lỗ là 8 pips, điểm chốt lời là 24 pips. Vậy điểm vào lệnh này cho chúng ta tỉ lệ R:R là 1:3 (24/8).
Tức là, nếu bạn chấp nhận rủi ro 2% tài khoản cho lệnh này, bạn sẽ có thể mang về 6% tài khoản lợi nhuận (2% x 3)
Thật ấn tượng phải không, chỉ trong 8 cây nến M15, tức hơn 2 tiếng đồng hồ, bạn đã có lợi nhuận 6% tài khoản.
Chiến lược giao dịch Breakout – giá không có điểm retest
Đây là một chiến lược giao dịch khác của Breakout – khi giá không hình thành điểm retest để chúng ta có cơ hội vào lệnh như phần trên.
Dưới đây là ví dụ của cặp GBPUSD tại khung thời gian H4.
Như chúng ta thấy, sau khi giá break khỏi vùng hỗ trợ và đi xuống, không hình thành điểm retest như ta kỳ vọng giống chiến lược phía trên.
Do đó, nếu đợi điểm retest thì ta sẽ mất cơ hội vào lệnh trong trường hợp này.
Trong chiến lược trên, điểm retest chúng ta kỳ vọng sẽ hình thành trong một vài cây nến tiếp theo sau khi giá breakout.
Vì vậy, nếu giá đi sideway trong một vài cây nến mà không tạo điểm retest, thì lúc này là cơ hội để vào lệnh với chiến lược này, mà không có điểm retest hoàn hảo.
Ở ví dụ GBPUSD – H4 trên, giá sideway 5 cây nến sau cây nến breakout giảm. Cho thấy giá thiếu lực tăng để hình thành điểm retest tại vùng hỗ trợ vừa phá vỡ. Lúc này, bạn nên thực hiện lệnh SELL entry trực tiếp để vào lệnh theo xu hướng giá vừa mới break.
Với setup trên, stoploss của chúng ta là 24 pips từ điểm entry đến phía trên bóng của nến breakout.
Take profit của chúng ta là 60 pips, được xác định bằng điểm đảo chiều thấp nhất được hình thành trước đó (swing low). Để ý rằng, giá sideway một vài cây nến tại điểm take profit này và tiếp tục xuống hơn 60 pips nữa.
Đây cũng là một setup vào lệnh khá tốt với tỷ lệ R:R đạt 2.5R (5R nếu tiếp tục duy trì lệnh đến mục tiêu tiếp theo).
Nếu bạn đặt cược rủi ro với 2% tài khoản cho lệnh này thì có thể mang lại tối thiểu 5% lợi nhuận chỉ sau 3 cây 4h.
Tổng kết
Tôi hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tốt hơn về chiến lược giao dịch với Breakout.
Hãy nhớ rằng, cũng giống như các phương pháp khác, Breakout cũng không phải là hoàn hảo.
Do đó, với mỗi lệnh, bạn hãy duy trì được tỷ lệ risk:reward phù hợp và luôn cài đặt stoploss cho mỗi lệnh giao dịch.
Dưới đây tôi sẽ tổng kết lại những gì quan trọng trong bài viết này:
- Breakout xảy ra khi giá phá vỡ khỏi vùng hỗ trợ hoặc kháng cự
- Chiến lược giao dịch Breakout gồm 4 điểm quan trọng: hỗ trợ, kháng cự, điểm breakout và điểm retest
- Điểm retest tại vùng kháng cự hoặc hỗ trợ bị phá là cơ hội để các trader thực hiện lệnh giao dịch
- Giá có thể không đủ lực để retest về vùng hỗ trợ hoặc kháng cự mà chỉ sideway vài cây nến rồi sau đó tiếp tục xu hướng đã phá vỡ
- Stoploss luôn được đặt tối thiểu ở trên hoặc dưới cây nến breakout, phụ thuộc vào giá breakout lên hay xuống.
- Giá tích lũy càng lâu trước khi bị phá vỡ, thì sau đó, nếu giá breakout thì sẽ breakout rất mạnh.