Bảo hiểm tiền gửi là gì?

Rate this post

Bảo hiểm tiền gửi được xem như là một phương thức hữu hiệu bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, mà trên hết là những người gửi tiền nhỏ, ít hiểu biết về tài chính, nâng cao niềm tin của công chúng đối với hệ thống tài chính, ngân hàng.

Vậy bảo hiểm tiền gửi là gì? Khoản tiền tiết kiệm mà bạn đang gửi ngân hàng có đang được bảo hiểm hay không? Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Bảo hiểm tiền gửi là gì?

bảo hiểm tiền gửi là gì

Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản. (Khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012).

Trong đó:

Nhờ có bảo hiểm tiền gửi mà quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, đồng thời tạo dựng niềm tin cho người dân khi gửi tiền tiết kiệm tại hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Việc tạo dựng niềm tin sẽ giúp ngân hàng và tổ chức tín dụng huy động được nhiều vốn nhàn rỗi trong xã hội để cho vay và làm các dịch vụ tài chính khác.

Một số quy định về hoạt động bảo hiểm tiền gửi

Các phương thức để đảm bảo an toàn cho tiền gửi, bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền tại Tổ chức tín dụng (TCTD), bao gồm:

Loại tiền gửi nào được hưởng bảo hiểm?

Pháp luật về BHTG của Việt Nam quy định, tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia BHTG, dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.

Thông thường các quốc gia không bảo hiểm đối với các loại tiền gửi sau: Tiền gửi ngoại tệ; Tiền gửi liên ngân hàng; Chứng chỉ tiền gửi không ghi danh.

Ngoài ra, tiền gửi được bảo hiểm không bao gồm:

Phí bảo hiểm tiền gửi

Phí BHTG là khoản tiền mà tổ chức tham gia BHTG phải nộp cho tổ chức BHTG để bảo hiểm cho tiền gửi của người gửi tiền tại tổ chức tham gia BHTG.

Mục đích của thu phí là để hình thành nguồn quỹ có sẵn giúp xử lý kịp thời đổ vỡ TCTD và thực hiện mục tiêu bảo vệ người gửi tiền.

Ở Việt Nam đang áp dụng mức phí đồng hạng đối với các tổ chức tham gia BHTG là 0,15% trên tổng số dư tiền gửi bình quân của các loại tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia BHTG.

Việc áp dụng mức phí đồng hạng đã bộc lộ những hạn chế, và không đảm bảo đúng quy luật thị trường là tổ chức nào hoạt động rủi ro cao, thì phải đóng phí nhiều và ngược lại; đồng thời không đảm bảo tính công bằng và không khuyến khích các tổ chức tham gia BHTG tích cực cải thiện và hoạt động an toàn lành mạnh để được hưởng mức phí BHTG thấp.

Xu hướng trên thế giới đang chuyển đổi từ mô hình phí đồng hạng sang mô hình phí theo mức độ rủi ro (phí phân biệt)

Tổ chức, ngân hàng nào có Bảo hiểm tiền gửi?

BHTG ở Việt Nam được áp dụng bắt buộc đối với TCTD và tổ chức không phải là TCTD được thực hiện một số hoạt động ngân hàng để bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền.

Theo Điều 6, Luật BHTG năm 2012 và Điều 4, Nghị định số 68/2013/NĐ-CP ngày 28/6/2013 của Chính phủ thì Tổ chức tham gia BHTG là các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi của cá nhân, bao gồm:

Đối tượng nào là người được Bảo hiểm tiền gửi?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật BHTG năm 2012 thì “Người được bảo hiểm tiền gửi là cá nhân có tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi”.

Như vậy, Luật BHTG năm 2012 quy định chỉ bảo hiểm cho tiền gửi của người gửi tiền là cá nhân mà không bảo hiểm cho tiền gửi của hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp.

Các cá nhân tuy chiếm đa số nhưng số dư tiền gửi là thấp nên không tạo ra áp lực lớn cho việc chi trả của tổ chức BHTG đối với người gửi tiền.

Sở dĩ như vậy là bởi vì việc bảo hiểm cho tiền gửi của tổ chức không phù hợp với mục tiêu bảo vệ người gửi tiền nhỏ lẻ, thiếu thông tin; đồng thời tiền gửi của tổ chức thường mang tính luân chuyển cao, chủ yếu nhằm mục đích thanh toán chứ không nhằm mục đích gửi tiền tiết kiệm.

BHTG là quy định bắt buộc đối với các TCTD nhận tiền gửi, tuy nhiên, người gửi tiền không phải nộp phí BHTG, phí này do tổ chức nhận tiền gửi đóng cho BHTGVN theo quy định.

Khi tổ chức tham gia BHTG bị đổ vỡ, phá sản, quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền luôn được bảo đảm.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thay mặt Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chi trả cho người gửi tiền trong hạn mức BHTG.

Hạn mức BHTG được xác định trên cơ sở năng lực tài chính của tổ chức BHTG, thực trạng tình hình kinh tế vĩ mô ở Việt Nam, quy mô tiền gửi và thông lệ quốc tế .

Thời hạn chi trả Bảo hiểm tiền gửi

Ở Việt Nam, thời hạn chi trả bảo hiểm là 60 ngày, kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm, BHTGVN có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm cho người được BHTG.

Số tiền gửi của người gửi tiền được bảo hiểm bao gồm cả tiền gốc và lãi vượt quá hạn mức trả tiền bảo hiểm, thì phần vượt quá sẽ được giải quyết trong quá trình xử lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG theo quy định của pháp luật.

Hạn mức chi trả Bảo hiểm tiền gửi là bao nhiêu?

Hạn mức trả tiền bảo hiểm phù hợp phải đồng thời thỏa mãn hai yếu tố:

Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 32/2021/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 12/12/2021 thay thế Quyết định 21/2017/QĐ-TTg ngày 15/6/2017, nâng hạn mức chi trả tiền bảo hiểm tiền gửi từ 75 triệu đồng lên mức tối đa là 125 triệu đồng.

Lưu ý: Trường hợp người được bảo hiểm tiền gửi có khoản nợ tại ngân hàng, thì số nợ đó sẽ được trừ trực tiếp vào số tiền gửi được bảo hiểm, cá nhân được nhận số tiền còn lại sau khi trừ nợ.

Exit mobile version