Nội dung bài viết
Phí giao dịch chứng khoán là gì?
Phí giao dịch chứng khoán là khoản chi phí mà khách hàng phải trả cho công ty chứng khoán khi giao dịch thành công trên cơ sở sử dụng dịch vụ của công ty đó.
Hiểu một cách đơn giản, đây là khoản doanh thu của công ty chứng khoán cung cấp các dịch vụ để bạn giao dịch trên thị trường.
Phí giao dịch hay được gọi là phí Môi giới chứng khoán.
Phí giao dịch chứng khoán được tính bằng phần trăm giá trị giao dịch của khách hàng.
Mức phần trăm bao nhiêu là do mỗi công ty chứng khoán quy định và được điều chỉnh dựa trên độ lớn của giá trị giao dịch và vị thế của khách hàng (khách hàng giao dịch nhiều với khối lượng lớn thì phí sẽ thấp hơn).
Công thức: Phí giao dịch = giá trị giao dịch * (% phí)
trong đó: Giá trị giao dịch = giá * khối lượng giao dịch
Ví dụ: Cổ phiếu MWG của Thế giới di động hiện tại có giá là 100.000 đồng. Bạn mua vào 100 cổ phiếu.
Giá trị giao dịch để hoàn tất lệnh giao dịch này là 100.000 * 100 = 10.000.000 đồng.
Giả sử phí giao dịch công ty bạn đang mở tài khoản là 0.2%. Thì:
Phí giao dịch của lệnh này = 0.2% * 10.000.000 = 20.000 đồng.
Một số quy định về phí giao dịch chứng khoán
Mức thu phí
Theo Thông tư 128 của Bộ Tài chính tháng 02/2019, phí giao dịch chứng khoán không được vượt qua mức 0.5% của giá trị giao dịch và không quy định mức tối thiểu. Trên thực tế thì mức phí giao dịch hiện nay của các công ty chứng khoán nằm trong khoảng 0.1 – 0.35%.
Các công ty chứng khoán lâu đời thường có mức phí cao hơn các công ty mới.
Nguyên nhân là do đã có tệp khách ổn định nên không cần hạ phí để thu hút khách mới.
Phí giao dịch được tính cả KHI MUA và KHI BÁN
Có nghĩa là, khi mua cổ phiếu bạn cũng phải mất phí, khi bán bạn cũng phải mất phí.
Quay trở lại ví dụ mua 100 cổ phiếu MWG ở trên.
Giả sử sau khi mua, giá MWG tăng lên 120.000 đồng/cổ phiếu. Và bạn muốn bán ra.
Thì giá trị giao dịch lúc này = 120.000 * 100 = 12.000.000 đồng
Phí giao dịch của lệnh Bán này = 12.000.000 * 0.2% = 24.000
Vậy tổng phí giao dịch của bạn là 24.000 + 20.000 = 44.000
Đối với các bạn giao dịch ngắn hạn thì nên chú ý thêm khoản phí giao dịch này, nhìn thì có vẻ là ít nhưng nếu bạn giao dịch “lướt sóng” và nhiều lần, thì khoản phí này cộng lại cũng rất lớn và nó ăn rất nhiều vào lợi nhuận hoặc khoản vốn của bạn nếu giao dịch không thuận lợi.
Phí được tạm tính khi đặt lệnh và được thực thu khi khớp lệnh thành công: Phí giao dịch được hệ thống tạm tính ngay khi bạn đặt lệnh và được hiển thị cùng với các thông số khác.
Bạn chỉ mất phí khi khớp lệnh thành công. Nếu khớp lệnh không thành công hoặc bạn hủy lệnh thì hệ thống sẽ hoàn lại tiền vào tài khoản của bạn.
Tùy vào mỗi công ty chứng khoán với các chiến lược kinh doanh khác nhau ở từng thời điểm mà đưa ra các mức phí khác nhau, cũng như các ưu đãi khác nhau.
Hiện nay, nhiều công ty chứng khoán còn chia ra 2 phương pháp tính phí giao dịch khác nhau. Đó là mức phí khách hàng tự giao dịchsẽ áp dụng riêng và mức phí có môi giới hỗ trợ sẽ tính riêng.
Đa số mức phí khách hàng được broker hỗ trợ sẽ cao hơn mức phí khi tự giao dịch.
Hiện nay, Ủy ban chứng khoán Nhà nước thu phí gián tiếp thông qua các công ty chứng khoán với mức phí là 0.03%. Ví dụ Công ty chứng khoán A thu phí giao dịch với khách hàng là 0.2% thì phải nộp cho sở giao dịch 0.03% còn thu ròng 0.17%.
Các bạn có thể tham khảo bảng phí giao dịch của một số công ty chứng khoán hiện nay:
STT | Công ty Chứng khoán | Phí giao dịch Cổ phiếu | |||||||||||||||||||
1 | CTCK SSI | Giao dịch trực tuyến: 0.25% | |||||||||||||||||||
Giao dịch qua kênh khác:(Tổng giá trị giao dịch/ tài khoản/ ngày)
– Dưới 50tr đ: 0.4% – Từ 50tr đ đến dưới 100tr đ: 0.35% – Từ 100tr đ đến dưới 500tr đ: 0.3% – Từ 500tr đ trở lên: 0.25% |
|||||||||||||||||||||
2 | CTCK HSC | Giao dịch trực tuyến:(Tổng giá trị giao dịch/ tài khoản/ ngày)
– Dưới 1 tỷ đ: 0.2% – Từ 1 tỷ đ trở lên: 0.15% |
|||||||||||||||||||
Giao dịch qua kênh khác:(Tổng giá trị giao dịch/ tài khoản/ ngày)
– Dưới 100tr đ: 0.35% – Từ 100tr đ đến dưới 300tr đ: 0.3% – Từ 300tr đ đến dưới 500tr đ: 0.25% – Từ 500tr đ đến dưới 1 tỷ đ: 0.2% – Từ 1 tỷ đ trở lên: 0.15% |
|||||||||||||||||||||
3 | CTCK TCBS | – Phí giao dịch cổ phiếu: 0,1%– Với khách hàng đăng ký sử dụng Gói ưu đãi iWealth Pro hoặc Trial phí giao dịch 0,075% | |||||||||||||||||||
4 | CTCK Pinetree | Miễn phí – chỉ có phí 0.03% thu hộ Sở giao dịch | |||||||||||||||||||
5 | CTCK VPS | Giao dịch trực tuyến: 0.2% | |||||||||||||||||||
Giao dịch qua kênh khác:(Tổng giá trị giao dịch/ tài khoản/ ngày)
– Dưới 100tr đ: 0.3% – Từ 100tr đ đến dưới 300tr đ: 0.27% – Từ 300tr đ đến dưới 500tr đ: 0.25% – Từ 500tr đ đến dưới 1 tỷ đ: 0.22% – Từ 1 tỷ đ đến dưới 2 tỷ đ: 0.2% – Từ 2 tỷ đ trở lên: 0.15% |
|||||||||||||||||||||
6 | CK MBS | KH tự giao dịch trực tuyến: 0.15% | |||||||||||||||||||
Có chuyên viên môi giới quản lý tài khoản:
|
|||||||||||||||||||||
7 | CTCK FPTS | (Tổng giá trị giao dịch/ tài khoản/ ngày)– <200tr đ: 0.15%
– Từ 200tr đ đến dưới 1 tỷ đ: 0.14% – Từ 1 tỷ đ đến dưới 3 tỷ đ: 0.13% – Từ 3 tỷ đ đến dưới 5 tỷ đ: 0.12% – Từ 5 tỷ đ đến dưới 10 tỷ đ: 0.11% – Từ 10 tỷ đ đến dưới 15 tỷ đ: 0.1% – Từ 10 tỷ đ đến dưới 20 tỷ đ: 0.09% – Từ 20 tỷ đ: 0.08% |
|||||||||||||||||||
8 | CTCK Mirae Asset | Phí giao dịch trực tuyến: 0.15% | |||||||||||||||||||
Phí giao dịch qua kênh khác:(Tổng giá trị giao dịch/ tài khoản/ ngày)
– Dưới 100tr đ/ 0.25% – Từ 100tr đ trở lên: 0.2% |
|||||||||||||||||||||
9 | CTCK KSSV | Giao dịch trực tuyến: 0.2% | |||||||||||||||||||
Giao dịch qua kênh khác:(Tổng giá trị giao dịch/ tài khoản/ ngày)
– Dưới 300tr đ: 0.25% – Từ 300tr đ trở lên: 0.2% |
Phí lưu ký chứng khoán
Đây là loại phí được thu để nhằm duy trì hệ thống lưu trữ thông tin cổ phiếu cho khách hàng.
Loại phí này rất nhỏ so với giá trị chứng khoán mà khách hàng đang nắm giữ, các công ty hiện thu khoảng 0.27 đồng/cổ phiếu/tháng.
Phí lưu ký chứng khoán được tính trên số lượng cổ phiếu mà nhà đầu tư đang nắm giữ (không phân biệt đó là mã cổ phiếu nào hay giá hiện tại là bao nhiêu).
Nếu khách hàng đang nắm giữ 1000 cổ phiếu MWG chẳng hạn thì mỗi tháng chỉ mất khoảng 270đ tiền phí lưu ký, rất nhỏ.
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ chuyển nhượng cổ phiếu.
Theo Luật chứng khoán, từ ngày 1/1/2015, việc chuyển nhượng chứng khoán được áp dụng mức thuế là 0.1%. Mức thuế này chỉ đánh vào bên bán còn bên mua không phải chịu.
Như vậy, khi bán chứng khoán, bạn sẽ phải chịu các loại thuế phí sau: Phí giao dịch + Phí lưu ký + Thuế TNCN
Thuế thu nhập cá nhân khi nhận cổ tức
Đây là loại thuế được áp dụng cho các cổ đông khi họ được nhận cổ tức. Mức thu cố định là 5%.
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x thuế suất 5%.
Trong đó:
- Thu nhập tính thuế = Số lượng cổ phiếu thuộc diện chịu thuế x Giá tính thuế
- Giá tính thuế:
- Nếu Giá bán (giá chuyển nhượng) ≥Mệnh giá: Giá tính thuế = Mệnh giá
- Nếu Giá bán (giá chuyển nhượng) < Mệnh giá: Giá tính thuế = Giá bán (giá chuyển nhượng).
- Số lượng cổ phiếu thuộc diện chịu thuế: ưu tiên tính số lượng cổ phiếu từ việc nhận cổ tức cổ phiếu hoặc cổ phiếu thưởng.
Cục thuế yêu cầu công ty niêm yết chỉ trả 95% cho cổ đông, 5% còn lại cục thuế sẽ thu trực tiếp từ công ty niêm yết.
Các loại thuế và phí giao dịch chứng khoán khác
Còn một số loại thuế và phí khác được áp dụng trong các trường hợp cụ thể:
- Thuế phí liên quan đến vấn đề cho nhận, thừa kế chứng khoán.
- Phí chào mua công khai.
- Phí dịch vụ tin nhắn SMS, mua dịch vụ bảo mật Token.
- Phí khi khách hàng ứng tiền trước khi họ bán chứng khoán.
- Phí giao dịch ngoài sàn giao dịch.
Tổng kết
Trên đây là các loại thuế và phí giao dịch được áp dụng cho khách hàng cá nhân khi tham gia thị trường chứng khoán cơ sở.
Hiện nay, ngoài các công ty chứng khoán lớn, các Công ty có thị phần nhỏ hơn hoặc mới trên thị trường đang có xu hướng cạnh tranh bằng phí giao dịch.
Ví dụ như, Công ty Chứng khoán Pinetree đang dùng chiến lựơc miễn phí giao dịch để thu hút khách hàng.
Khi mở tài khoản chứng khoán, ngoài phí giao dịch, nhà đầu tư cần cân nhắc nhiều yếu tố khác, ví dụ như chất lượng tư vấn của các công ty chứng khoán.
Không thể khẳng định các công ty miễn phí giao dịch, giảm nhiều loại phí sẽ có chất lượng tư vấn thấp. Ngược lại, các công ty thu phí cao chưa hẳn là sự lựa chọn an toàn tuyệt đối cho nhà đầu tư.
Nếu bạn đã là một nhà đầu tư có kiến thức nhất định, có tần suất giao dịch cao, phí giao dịch thấp có thể là một ưu tiên.
Nhưng nếu bạn là một nhà đầu tư F0 mới tham gia thị trường, thì chất lượng tư vấn và sự hỗ trợ của những công ty chứng khoán có thể là yếu tố bạn nên ưu tiên hơn cả.
Chúc các bạn giao dịch thành công.